Đọc kinh không bằng đọc chú, đọc chú không bằng niệm Phật. Càng đơn giản càng dễ nhiếp tâm.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
13 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 72
Chủ giảng: Pháp Sư Tịnh Không.

Lúc trẻ tôi giảng kinh ở Đài Bắc, có 1 lão cư sĩ, tuổi trẻ đã học Phật, lúc đó tôi ra giảng kinh là khoảng trên 30 chưa đến 40 tuổi, lão cư sĩ này khoảng hơn 15 tuổi, cậu ta nhìn thấy trong kinh giảng đọc đủ 30 vạn biến chú vãng sanh là có thể thấy được Phật A Di Đà, cậu ta làm thật, mất một khoảng thời gian rất dài, đọc đủ 30 vạn biến, cậu ta đến nói với tôi rẳng, Pháp sư Tịnh Không, trong kinh nói đọc 30 vạn biến thì có thể nhìn thấy Phật A Di Đà, tôi đọc đủ 30 vạn biến rồi sao vẫn chưa thấy Phật ? cậu ta đã khởi sanh vấn đề, phương pháp đọc 30 vạn biến như thế nào. Điểm này quí vị phải chú ý , niệm Phật, đọc chú , đọc kinh đều là 1 tiêu chuẩn.
Chí Bồ Đại Thế Tát nói “ đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tướng đoạn”, đây gọi là niệm Phật, ta niệm 30 vạn biến chú vãng sanh, khi niệm chú vẫn còn vọng tưởng, khi niệm chú còn nghĩ xem có linh hay không linh, như vậy là có vấn đề rồi, làm hỏng hết công phu niệm chú của quí vị rồi, cho nên người xưa nói: đọc kinh không bằng đọc chú, đọc chú không bằng niệm Phật. vì sao? Càng đơn giản càng dễ nhiếp tâm. Kinh văn rất dài, niệm 1 biến từ đầu đến cuối có thể không khởi vọng niệm được không? thật sự không khởi vọng niệm mới gọi là công phu. Trong khi đọc bộ kinh này có rất nhiều tạp niệm trong đó, làm hỏng hết công đức của quí vị, không phải hoàn toàn không có giảm từ từ, cho nên lời chú ngắn, dễ dàng nhiếp tâm, nhưng danh hiệu Phật ngắn nhất, chỉ 4 chữ A Di Đà Phật, hy vọng trong 4 chữ này không có tạp niệm, cái này dễ hơn chú vãng sanh nhiều, chú vãng sanh khó hơn niệm Phật. Chúng ta hiểu rõ đạo lý này, nhất định phải yêu cầu chính mình, thời khóa sáng chiều cũng tốt, ngày thường tán niệm cũng cần chú ý không xen tạp, phải chú ý điều này.

Có thể hằng thuận chúng sanh , không đơn giản! một điều cũng rất khó.
Cho nên lão Hoàng Niệm nói với tôi, tu thiền khó khai ngộ, cũng khó đạt được thiền định. Trước đây còn có thể đạt thiền định, thời nay thiền định khó đạt được. Tu Mật, tam Mật không thể tương ưng, chỉ có Tịnh Độ, cho nên ông đã tham thiền qua, Thầy của ông là là Hư Vân lão hòa thượng. Học qua Mật, thượng sư Mật tông- thầy của ông là Cống Cát lão nhân. Cuối cùng ông niệm A Di đà Phật cầu sanh Tịnh Độ. Nói với tôi, một ngày 14 vạn tiếng danh hiệu Phật, vạn duyên buông bỏ, ngày đêm không nghỉ, mệt quá rồi thì chợp mắt ngủ một tý, tĩnh dậy thì tiếp tục danh hiệu Phật, 1 ngày 4 vạn tiếng, nghe lời của thầy! Thầy của ông la Hạ Liên Cư. Khi Thầy Hạ qua đời cũng là niệm Phật vãng sanh, lão cư sĩ Hạ Liên Cư cũng là thông tông thông giáo, Hiển Mật viên dung. Đến cuối cùng toàn bộ đều chọn Tây Phương Tịnh Độ. Cho nên lần này tôi chọn giảng chú giải này, kỷ niệm lão cư sĩ, ông vất cả cực nhọc, chú giải này cần phải truyền đi, giảng kỹ 1 lần thì có thể truyền đi rồi. cho nên chúng ta đặt tên đề mục là “Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa”, tôi đặt tên đề mục này.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment