Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng ký
Tập 36/51 [Diễn đọc]
-----
LÚC BÌNH THƯỜNG PHẢI TẬP LUYỆN TU HÀNH, TẠI SAO? LÚC BÌNH THƯỜNG RÈN LUYỆN THÌ ĐẾN LÚC LÂM CHUNG MỨC ĐỘ CÓ THỂ NẮM CHẮC NHIỀU HƠN; NẾU LÚC BÌNH THƯỜNG KHÔNG CHỊU RÈN LUYỆN THÌ ĐẾN LÚC LÂM CHUNG MỨC ĐỘ NẮM CHẮC SẼ RẤT ÍT, CHÚNG TA PHẢI HIỂU ĐẠO LÝ NÀY.
Người không học Phật chẳng hiểu rõ, chẳng thấu hiểu những chân tướng sự thật này; Phật đã nói với chúng ta thật rõ ràng, lời Phật nói có đáng tin không? Lời Phật nói là thật hay không? Chỗ thù thắng, cao minh nhất trong giáo học của Phật là Ngài dạy chúng ta chứng thật, Ngài nói với chúng ta chuyện như vậy, kêu chúng ta tự mình đi chứng minh, như vậy thì không giả rồi. Phật chẳng có nói: “Những gì ta nói là thật thì nhất định phải là thật”, Phật chẳng nói như vậy. Phật nói xong, bạn có thể tự mình chứng thật. Dùng phương pháp gì để chứng thật? Phật dạy phương pháp cho bạn, bạn tự cầu chứng. Lục đạo, thập pháp giới đều là thật, Nhất Chân pháp giới cũng là thật, bạn có thể chứng thật. Khỏi phải nói đến những tội nghiệp đã tạo trong đời này, những tội nghiệp đã tạo trong nhiều đời nhiều kiếp về trước [cũng quá nhiều rồi], cho nên đến lúc phước cõi trời hưởng hết, tội nghiệp tích lũy từ những đời quá khứ vẫn còn thì đâu có lý nào chẳng đọa lạc được? Trong các cảm ứng trong mười pháp giới thì cảm ứng ác nhiều hơn, cũng tức là ác duyên nhiều, thiện duyên ít. Nếu bạn không tin lời này thì cũng chẳng khó chứng thật; bạn hãy suy tư, trắc lượng kỹ càng. Trong đời sống hiện tiền của chúng ta, từ sáng đến tối những người, sự, vật mà chúng ta gặp gỡ đều là duyên, trong đó thiện duyên nhiều hay ác duyên nhiều? Ngoại duyên bên ngoài khơi lên ý niệm trong tâm của chúng ta, lục căn chúng ta tiếp xúc cảnh giới lục trần bên ngoài, chúng ta khởi tâm động niệm là ác niệm nhiều hay là thiện niệm nhiều? Bạn bình tĩnh suy tư thì sẽ hiểu rõ. Nếu từ sáng đến tối, ác niệm của chúng ta nhiều hơn thiện niệm, thì đời sau bạn sẽ sanh đến đâu? Đó không phải là sẽ đi vào tam ác đạo hay sao, đâu cần phải hỏi người khác! Chẳng cần phải hỏi ai khác, chẳng cần hỏi Phật, Bồ Tát, tự mình biết rõ ràng, minh bạch.
Trong một ngày, từ sáng đến tối nếu chúng ta có thể giữ được thiện niệm nhiều hơn ác niệm thì chúng ta mới nắm chắc không đọa tam ác đạo. Sự nắm chắc này cũng không hoàn toàn hết mười phần, tại sao? Lúc lâm chung bạn có thể nắm chắc hay không? Lúc bình thường có thể nắm chắc, nhưng lúc lâm chung nắm không chắc thì vẫn phải đọa lạc. Do đó mới biết chuyện này thật là khó, lúc bình thường phải tập luyện, tại sao? Lúc bình thường rèn luyện thì đến lúc lâm chung mức độ có thể nắm chắc nhiều hơn; nếu lúc bình thường không chịu rèn luyện thì đến lúc lâm chung mức độ nắm chắc sẽ rất ít, chúng ta phải hiểu đạo lý này. Cổ đức có thí dụ, đó là “luyện binh ngàn ngày chỉ để dùng trong một chốc mà thôi”, lúc bình thường phải rèn luyện, đến phút cuối cùng có thể đánh thắng hay không thì chưa chắc. Nhưng nhất định phải rèn luyện thì khi đánh trận mới có cơ hội thắng trận. Nếu lúc bình thường không rèn luyện thì lúc ra trận chắc chắn sẽ bị đánh bại. Lúc bình thường rèn luyện, trong các buổi giảng chúng ta đã nói rất nhiều. Đặc biệt là thời gian gần đây, hoàn cảnh sinh sống của chúng ta trên trái đất này, địa cầu là đại hoàn cảnh sinh sống của chúng ta xảy ra nhiều tai biến khác thường, thiên tai nhân họa rất nhiều, số lượng mỗi năm càng tăng, mỗi lần xảy ra càng nghiêm trọng hơn trước; chúng ta nghe báo cáo ở nhiều địa phương đích thật làm cho thân tâm con người đều chẳng yên, sinh hoạt trong lo sợ.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
Tập 36/51 [Diễn đọc]
-----
LÚC BÌNH THƯỜNG PHẢI TẬP LUYỆN TU HÀNH, TẠI SAO? LÚC BÌNH THƯỜNG RÈN LUYỆN THÌ ĐẾN LÚC LÂM CHUNG MỨC ĐỘ CÓ THỂ NẮM CHẮC NHIỀU HƠN; NẾU LÚC BÌNH THƯỜNG KHÔNG CHỊU RÈN LUYỆN THÌ ĐẾN LÚC LÂM CHUNG MỨC ĐỘ NẮM CHẮC SẼ RẤT ÍT, CHÚNG TA PHẢI HIỂU ĐẠO LÝ NÀY.
Người không học Phật chẳng hiểu rõ, chẳng thấu hiểu những chân tướng sự thật này; Phật đã nói với chúng ta thật rõ ràng, lời Phật nói có đáng tin không? Lời Phật nói là thật hay không? Chỗ thù thắng, cao minh nhất trong giáo học của Phật là Ngài dạy chúng ta chứng thật, Ngài nói với chúng ta chuyện như vậy, kêu chúng ta tự mình đi chứng minh, như vậy thì không giả rồi. Phật chẳng có nói: “Những gì ta nói là thật thì nhất định phải là thật”, Phật chẳng nói như vậy. Phật nói xong, bạn có thể tự mình chứng thật. Dùng phương pháp gì để chứng thật? Phật dạy phương pháp cho bạn, bạn tự cầu chứng. Lục đạo, thập pháp giới đều là thật, Nhất Chân pháp giới cũng là thật, bạn có thể chứng thật. Khỏi phải nói đến những tội nghiệp đã tạo trong đời này, những tội nghiệp đã tạo trong nhiều đời nhiều kiếp về trước [cũng quá nhiều rồi], cho nên đến lúc phước cõi trời hưởng hết, tội nghiệp tích lũy từ những đời quá khứ vẫn còn thì đâu có lý nào chẳng đọa lạc được? Trong các cảm ứng trong mười pháp giới thì cảm ứng ác nhiều hơn, cũng tức là ác duyên nhiều, thiện duyên ít. Nếu bạn không tin lời này thì cũng chẳng khó chứng thật; bạn hãy suy tư, trắc lượng kỹ càng. Trong đời sống hiện tiền của chúng ta, từ sáng đến tối những người, sự, vật mà chúng ta gặp gỡ đều là duyên, trong đó thiện duyên nhiều hay ác duyên nhiều? Ngoại duyên bên ngoài khơi lên ý niệm trong tâm của chúng ta, lục căn chúng ta tiếp xúc cảnh giới lục trần bên ngoài, chúng ta khởi tâm động niệm là ác niệm nhiều hay là thiện niệm nhiều? Bạn bình tĩnh suy tư thì sẽ hiểu rõ. Nếu từ sáng đến tối, ác niệm của chúng ta nhiều hơn thiện niệm, thì đời sau bạn sẽ sanh đến đâu? Đó không phải là sẽ đi vào tam ác đạo hay sao, đâu cần phải hỏi người khác! Chẳng cần phải hỏi ai khác, chẳng cần hỏi Phật, Bồ Tát, tự mình biết rõ ràng, minh bạch.
Trong một ngày, từ sáng đến tối nếu chúng ta có thể giữ được thiện niệm nhiều hơn ác niệm thì chúng ta mới nắm chắc không đọa tam ác đạo. Sự nắm chắc này cũng không hoàn toàn hết mười phần, tại sao? Lúc lâm chung bạn có thể nắm chắc hay không? Lúc bình thường có thể nắm chắc, nhưng lúc lâm chung nắm không chắc thì vẫn phải đọa lạc. Do đó mới biết chuyện này thật là khó, lúc bình thường phải tập luyện, tại sao? Lúc bình thường rèn luyện thì đến lúc lâm chung mức độ có thể nắm chắc nhiều hơn; nếu lúc bình thường không chịu rèn luyện thì đến lúc lâm chung mức độ nắm chắc sẽ rất ít, chúng ta phải hiểu đạo lý này. Cổ đức có thí dụ, đó là “luyện binh ngàn ngày chỉ để dùng trong một chốc mà thôi”, lúc bình thường phải rèn luyện, đến phút cuối cùng có thể đánh thắng hay không thì chưa chắc. Nhưng nhất định phải rèn luyện thì khi đánh trận mới có cơ hội thắng trận. Nếu lúc bình thường không rèn luyện thì lúc ra trận chắc chắn sẽ bị đánh bại. Lúc bình thường rèn luyện, trong các buổi giảng chúng ta đã nói rất nhiều. Đặc biệt là thời gian gần đây, hoàn cảnh sinh sống của chúng ta trên trái đất này, địa cầu là đại hoàn cảnh sinh sống của chúng ta xảy ra nhiều tai biến khác thường, thiên tai nhân họa rất nhiều, số lượng mỗi năm càng tăng, mỗi lần xảy ra càng nghiêm trọng hơn trước; chúng ta nghe báo cáo ở nhiều địa phương đích thật làm cho thân tâm con người đều chẳng yên, sinh hoạt trong lo sợ.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký
- Category
- Giảng Pháp
Comments