Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 175
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Thiền định trị tán loạn, thiền định. Nhẫn nhục là tiền phương tiện của Thiền định, nghĩa là công phu dự bị. Phàm những gì không thể nhẫn, tâm sao có thể định được? Nếu muốn tâm định thì tất cả đều phải nhẫn, phải thật sự làm được mỗi người đều là người tốt, mỗi việc đều là việc lành. Tôi thấy được, nghe được, tiếp xúc được, chỉ có tâm cung kính, tâm báo ân, tuyệt đối không có khinh mạn. Vĩnh viễn duy trì tâm thanh tịnh, không được để cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng, từ từ sẽ được định. Thiền định ở đây, chính là nửa phần sau của đề kinh này nói: “Thanh tịnh bình đẳng giác”, đây đều thuộc về Thiền định. Trong định có tuệ, trong tuệ có định.
Trí tuệ trị ngu si, không có trí tuệ nghĩa là ngu si, có ngu si tức không có trí tuệ. Trí tuệ từ đâu mà có? Trí tuệ từ định mà có, nghĩa là có từ tâm thanh tịnh. Tâm nông nổi, tâm không thanh tịnh, nên biết họ sanh điều gì? Họ sanh phiền não, không sanh trí tuệ, không thể không biết điều này. Thông thường người đọc sách, người siêng năng, họ sanh gì? Sanh tri thức, không phải trí tuệ. Khi nghĩ đến, đọc cuốn sách này đột nhiên khởi lên suy nghĩ của mình. Tự cho rằng là trí tuệ, thật ra nó không phải trí tuệ, nó là tri thức. Ngộ của họ là ngộ trong tri thức, không phải ngộ trong Thiền định. Điểm này nhất định phải phân biệt, trong trí tuệ chân thật không sanh phiền não.
Chúng ta đọc sách thường cảm thấy có chỗ ngộ, bản thân rất hoan hỷ, hoan hỷ đó chính là phiền não, nó không phải pháp hỷ. Trong hoan hỷ có sự đắc ý, đó nghĩa là phiền não. Có kiêu mạn, người khác không bằng ta, đây là phiền não. Trong trí tuệ biểu hiện ra là sự khiêm tốn, cung kính, cảm ân, không giống nhau. Phản ứng của chính mình mình phải biết, là thuộc phản ứng nào.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư
Thiền định trị tán loạn, thiền định. Nhẫn nhục là tiền phương tiện của Thiền định, nghĩa là công phu dự bị. Phàm những gì không thể nhẫn, tâm sao có thể định được? Nếu muốn tâm định thì tất cả đều phải nhẫn, phải thật sự làm được mỗi người đều là người tốt, mỗi việc đều là việc lành. Tôi thấy được, nghe được, tiếp xúc được, chỉ có tâm cung kính, tâm báo ân, tuyệt đối không có khinh mạn. Vĩnh viễn duy trì tâm thanh tịnh, không được để cảnh giới bên ngoài ảnh hưởng, từ từ sẽ được định. Thiền định ở đây, chính là nửa phần sau của đề kinh này nói: “Thanh tịnh bình đẳng giác”, đây đều thuộc về Thiền định. Trong định có tuệ, trong tuệ có định.
Trí tuệ trị ngu si, không có trí tuệ nghĩa là ngu si, có ngu si tức không có trí tuệ. Trí tuệ từ đâu mà có? Trí tuệ từ định mà có, nghĩa là có từ tâm thanh tịnh. Tâm nông nổi, tâm không thanh tịnh, nên biết họ sanh điều gì? Họ sanh phiền não, không sanh trí tuệ, không thể không biết điều này. Thông thường người đọc sách, người siêng năng, họ sanh gì? Sanh tri thức, không phải trí tuệ. Khi nghĩ đến, đọc cuốn sách này đột nhiên khởi lên suy nghĩ của mình. Tự cho rằng là trí tuệ, thật ra nó không phải trí tuệ, nó là tri thức. Ngộ của họ là ngộ trong tri thức, không phải ngộ trong Thiền định. Điểm này nhất định phải phân biệt, trong trí tuệ chân thật không sanh phiền não.
Chúng ta đọc sách thường cảm thấy có chỗ ngộ, bản thân rất hoan hỷ, hoan hỷ đó chính là phiền não, nó không phải pháp hỷ. Trong hoan hỷ có sự đắc ý, đó nghĩa là phiền não. Có kiêu mạn, người khác không bằng ta, đây là phiền não. Trong trí tuệ biểu hiện ra là sự khiêm tốn, cung kính, cảm ân, không giống nhau. Phản ứng của chính mình mình phải biết, là thuộc phản ứng nào.
- Category
- Giảng Pháp
Comments