Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 249
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Lại Văn Thù Bát Nhã Kinh viết: “công đức niệm một vị Phật vô lượng vô biên, cũng không khác gì so với công đức niệm vô lượng chư Phật. Phật Pháp không thể nghĩ bàn bình đẳng không sai biệt, đều là nhất như thành tối chánh giác”. Đoạn kinh văn này là dạy cho chúng ta. Đích thực có một số người cho rằng niệm một Đức Phật làm sao bằng niệm tất cả chư Phật? Cho rằng niệm nhiều Phật công đức nhiều, niệm một Đức Phật công đức ít, niệm nhiều Phật công đức lớn, niệm một Phật công đức nhỏ, những vọng tưởng này của phàm phu, thực sự là đều đang nghĩ sai. Công đức niệm một Đức Phật lớn. Vì sao vậy? Vì chuyên nhất, quí vị có chân tâm, một Đức Phật chính là tất cả Phật, tất cả Phật chính là một Đức Phật. Đạo lý này tôi tin tưởng những đồng học của chúng ta, chúng ta thường cùng nhau chia sẻ học tập, nghe được lời này, quí vị sẽ khẳng định công đức niệm một Đức Phật thành tựu công đức tất cả Phật. Vì sao vậy? Họ là một thể, họ không có phân chia, lúc niệm tất cả Phật, niệm lực của chúng ta phân tán, sức mạnh của tâm không tập trung. Cho nên công đức niệm tất cả Phật sẽ rất nhỏ nhen. Thực tế mà nói thì giống như trong kinh nói “một khi qua tai, mãi thành đạo chủng”, là công đức lớn như vậy. Nhưng quí vị niệm một Đức Phật thì công đức đã khác rồi, niệm một Đức Phật chúng sanh sẽ được tam muội, sẽ đắc định, sẽ khai ngộ, niệm rất nhiều Phật sẽ không khai ngộ. Quí vị suy nghĩ về đạo lý này xem.
Dưới đây lại nói: cũng không khác với công đức niệm vô lượng chư Phật. Công đức niệm một Đức Phật và công đức niệm tất cả chư Phật không có sai khác. Vậy chúng ta quay trở lại nói: công đức niệm tất cả chư Phật và công đức niệm một Đức Phật khác nhau. Ý nghĩa của câu này có thể nghe hiểu được không? Tôi nghĩ có thể nghe hiểu được. Vì sao vậy? Công đức niệm tất cả Phật quí vị không thể đắc niệm Phật tam muội, quí vị không thể khai ngộ. Công đức niệm một Đức Phật sẽ đắc niệm Phật tam muội, sẽ khai ngộ. Vì vậy, công đức niệm một Đức Phật tương đương với công đức niệm tất cả chư Phật. Nhưng công đức niệm tất cả chư Phật không đồng với công đức niệm một Đức Phật. Hi vọng chư vị nghiêm túc suy nghĩ xem. Nếu nghĩ thông rồi, quí vị mới buông “vạn Phật sám” xuống được, chuyên niệm A Di Đà Phật.
Tết âm lịch sắp đến rồi, lúc tết âm lịch rất nhiều đạo tràng đều phát khởi niệm Vạn Phật, lạy vạn Phật. Vạn Phật rất dài, khoảng 12.000 danh hiệu Phật, vừa xướng vừa lạy thời gian cũng khoảng nửa tháng. Nếu như thời gian nửa tháng đó chuyên niệm một đức Phật A Di Đà, cũng giống như sám Vạn Phật, quí vị lạy Phật, quí vị niệm Đức Phật này, có thể sẽ đắc được niệm Phật tam muội. Cho nên khác nhau vậy.
Dưới đây có câu nói rất hay: “bất tư nghì Phật Pháp đẳng vô sai biệt”, đây là Phật Pháp thường nói: một kinh thông tất cả kinh thông, một pháp môn chứng đắc rồi, tất cả pháp môn đều chứng đắc hết. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: một tức là nhiều, nhiều tức là một, một và nhiều không khác. Đây là chân tướng sự thật.
Trên việc tu hành chỉ là một câu danh hiệu Phật, thực sự làm được rồi, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Ngay kinh điển cũng không cần nữa. Chúng ta học đến đây mới biết được công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Tác dụng của kinh điển là gì? Là làm cho chúng ta thực sự nhận thức được Thế giới Cực Lạc, hiểu được Thế giới Cực Lạc, sau đó chúng ta đối với pháp môn này mới thực sự có thể đạt được đoạn nghi sanh tín. Kiên định hoằng nguyện, nhất định cầu sanh Tịnh Độ, sẽ không có ý niệm thứ hai nào nữa, họ thành công rồi.
Bản thân chúng ta sau khi nghe rồi, sau khi học rồi, bản thân phải nghiêm túc phản tỉnh, phải khắc phục những chướng nạn trong tự tâm. Chướng nạn không ở bên ngoài, ở trong tâm mình, phải khắc phục tập khí phiền não của bản thân, không có ai là không thành tựu. Đặc biệt là pháp môn thù thắng như vậy, có được thật vô cùng khó khăn..
Chúng ta ngày nay là sơ học, sơ học thì lời này phải nói như thế nào ? Không bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, đây là phương tiện đầu tiên của “bất thất định ý”. Ngày nay chúng ta trong cảnh giới này phải học được điểm này. Nếu thực sự muốn học, được thôi, đối với đạo nghiệp của bản thân rất có ích. Nên biết trong mọi lúc mọi nơi, tất cả vạn vật, đều là tăng thượng duyên cho việc tu hành của chúng ta.
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .
Lại Văn Thù Bát Nhã Kinh viết: “công đức niệm một vị Phật vô lượng vô biên, cũng không khác gì so với công đức niệm vô lượng chư Phật. Phật Pháp không thể nghĩ bàn bình đẳng không sai biệt, đều là nhất như thành tối chánh giác”. Đoạn kinh văn này là dạy cho chúng ta. Đích thực có một số người cho rằng niệm một Đức Phật làm sao bằng niệm tất cả chư Phật? Cho rằng niệm nhiều Phật công đức nhiều, niệm một Đức Phật công đức ít, niệm nhiều Phật công đức lớn, niệm một Phật công đức nhỏ, những vọng tưởng này của phàm phu, thực sự là đều đang nghĩ sai. Công đức niệm một Đức Phật lớn. Vì sao vậy? Vì chuyên nhất, quí vị có chân tâm, một Đức Phật chính là tất cả Phật, tất cả Phật chính là một Đức Phật. Đạo lý này tôi tin tưởng những đồng học của chúng ta, chúng ta thường cùng nhau chia sẻ học tập, nghe được lời này, quí vị sẽ khẳng định công đức niệm một Đức Phật thành tựu công đức tất cả Phật. Vì sao vậy? Họ là một thể, họ không có phân chia, lúc niệm tất cả Phật, niệm lực của chúng ta phân tán, sức mạnh của tâm không tập trung. Cho nên công đức niệm tất cả Phật sẽ rất nhỏ nhen. Thực tế mà nói thì giống như trong kinh nói “một khi qua tai, mãi thành đạo chủng”, là công đức lớn như vậy. Nhưng quí vị niệm một Đức Phật thì công đức đã khác rồi, niệm một Đức Phật chúng sanh sẽ được tam muội, sẽ đắc định, sẽ khai ngộ, niệm rất nhiều Phật sẽ không khai ngộ. Quí vị suy nghĩ về đạo lý này xem.
Dưới đây lại nói: cũng không khác với công đức niệm vô lượng chư Phật. Công đức niệm một Đức Phật và công đức niệm tất cả chư Phật không có sai khác. Vậy chúng ta quay trở lại nói: công đức niệm tất cả chư Phật và công đức niệm một Đức Phật khác nhau. Ý nghĩa của câu này có thể nghe hiểu được không? Tôi nghĩ có thể nghe hiểu được. Vì sao vậy? Công đức niệm tất cả Phật quí vị không thể đắc niệm Phật tam muội, quí vị không thể khai ngộ. Công đức niệm một Đức Phật sẽ đắc niệm Phật tam muội, sẽ khai ngộ. Vì vậy, công đức niệm một Đức Phật tương đương với công đức niệm tất cả chư Phật. Nhưng công đức niệm tất cả chư Phật không đồng với công đức niệm một Đức Phật. Hi vọng chư vị nghiêm túc suy nghĩ xem. Nếu nghĩ thông rồi, quí vị mới buông “vạn Phật sám” xuống được, chuyên niệm A Di Đà Phật.
Tết âm lịch sắp đến rồi, lúc tết âm lịch rất nhiều đạo tràng đều phát khởi niệm Vạn Phật, lạy vạn Phật. Vạn Phật rất dài, khoảng 12.000 danh hiệu Phật, vừa xướng vừa lạy thời gian cũng khoảng nửa tháng. Nếu như thời gian nửa tháng đó chuyên niệm một đức Phật A Di Đà, cũng giống như sám Vạn Phật, quí vị lạy Phật, quí vị niệm Đức Phật này, có thể sẽ đắc được niệm Phật tam muội. Cho nên khác nhau vậy.
Dưới đây có câu nói rất hay: “bất tư nghì Phật Pháp đẳng vô sai biệt”, đây là Phật Pháp thường nói: một kinh thông tất cả kinh thông, một pháp môn chứng đắc rồi, tất cả pháp môn đều chứng đắc hết. Trong Kinh Hoa Nghiêm nói: một tức là nhiều, nhiều tức là một, một và nhiều không khác. Đây là chân tướng sự thật.
Trên việc tu hành chỉ là một câu danh hiệu Phật, thực sự làm được rồi, không hoài nghi, không xen tạp, không gián đoạn. Ngay kinh điển cũng không cần nữa. Chúng ta học đến đây mới biết được công đức danh hiệu không thể nghĩ bàn. Tác dụng của kinh điển là gì? Là làm cho chúng ta thực sự nhận thức được Thế giới Cực Lạc, hiểu được Thế giới Cực Lạc, sau đó chúng ta đối với pháp môn này mới thực sự có thể đạt được đoạn nghi sanh tín. Kiên định hoằng nguyện, nhất định cầu sanh Tịnh Độ, sẽ không có ý niệm thứ hai nào nữa, họ thành công rồi.
Bản thân chúng ta sau khi nghe rồi, sau khi học rồi, bản thân phải nghiêm túc phản tỉnh, phải khắc phục những chướng nạn trong tự tâm. Chướng nạn không ở bên ngoài, ở trong tâm mình, phải khắc phục tập khí phiền não của bản thân, không có ai là không thành tựu. Đặc biệt là pháp môn thù thắng như vậy, có được thật vô cùng khó khăn..
Chúng ta ngày nay là sơ học, sơ học thì lời này phải nói như thế nào ? Không bị cảnh giới bên ngoài quấy nhiễu, đây là phương tiện đầu tiên của “bất thất định ý”. Ngày nay chúng ta trong cảnh giới này phải học được điểm này. Nếu thực sự muốn học, được thôi, đối với đạo nghiệp của bản thân rất có ích. Nên biết trong mọi lúc mọi nơi, tất cả vạn vật, đều là tăng thượng duyên cho việc tu hành của chúng ta.
- Category
- Giảng Pháp
Comments