Có nghiệp nhân bèn nhất định có nghiệp báo. Nay dốc hết tâm lực để tạo duyên A Di Đà Phật...

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
13 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 197
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Sanh trở lại trong nhân gian. Khi đó, nếu gặp thiện tri thức, nếu họ may mắn gặp Tịnh Tông, sẽ có thể vượt thoát lục đạo, vượt thoát mười pháp giới, cơ duyên này vô cùng khó có. Ai có thể gặp được? Nay chúng ta đã gặp được, phải biết đó là chuyện may mắn khôn sánh! Thân người khó được, chúng ta đã được làm thân người; Phật pháp khó được nghe, chúng ta đã được nghe Phật pháp; đặc biệt là pháp môn thù thắng khôn sánh trong Phật pháp, chúng ta đã được gặp. Đã gặp mà còn làm những chuyện để bị kẹt lại trong lục đạo hay sao? Ở đây, chỉ nói sơ lược trạng huống trong lục đạo mà thôi, nếu nói cặn kẽ sẽ nói không hết.

Tại sao lại đến làm thần trong quỷ đạo? Họ có duyên với cõi quỷ. Phật chẳng độ chúng sanh thiếu duyên! Cùng một đạo lý, bất cứ một người nào trong lục đạo nếu không có duyên, dẫu ở ngay trước mặt cũng không gặp gỡ. Vì vậy, duyên rất quan trọng. Nhà Phật nói nhân, duyên, và quả, đặc biệt xem trọng duyên; nhà Phật chẳng nói Nhân Sanh, mà nói Duyên Sanh, trong đó có đạo lý sâu xa. Nói tới Nhân thì trong A Lại Da Thức của mỗi chúng sanh đều có đầy đủ hạt giống (chủng tử) của các pháp thế gian và pháp xuất thế gian. Pháp nào dấy lên hiện hành cũng đều phải nhờ vào duyên. Nếu không có duyên, tuy có hạt giống, vẫn chẳng thể dấy lên hiện hành.
Bồ Tát hiểu đạo lý này; do vậy, phàm những duyên bất thiện, họ sẽ xa lìa, nên quả báo bất thiện vĩnh viễn chẳng hiện hành. Chúng ta đã hiểu, bèn có thể học theo Bồ Tát. Từ vô thỉ kiếp trong quá khứ, chúng ta đã tạo rất nhiều nhân ác, đời này khi chưa gặp Phật pháp, cũng tạo không ít nhân ác, có thể nào chẳng có quả báo ư ? Không thể nào! Có nghiệp nhân bèn nhất định có nghiệp báo. Muốn những nhân ác ấy chẳng khởi quả ác, biện pháp duy nhất là chúng ta không tạo duyên ác, xa lìa duyên ác. Được như vậy thì hạt giống ác sẽ không thể hiện hành. Vậy thì chúng ta tạo gì? Nay tôi nghĩ mỗi vị đồng học đều biết: Chúng ta phải tạo duyên A Di Đà Phật. Trong A Lại Da Thức của chúng ta có nhân của A Di Đà Phật, nay dốc hết tâm lực để tạo duyên A Di Đà Phật, tạo duyên ấy ra sao? Đại Thế Chí Bồ Tát đã dạy: “Nhớ Phật, niệm Phật, hiện tiền, tương lai nhất định thấy Phật”. Thấy Phật là quả, còn nhân là hai câu đầu: “Nhớ Phật, niệm Phật”. “Nhớ Phật” là tâm thường nghĩ tới A Di Đà Phật, “niệm Phật” là miệng thường niệm A Di Đà Phật. “Nhớ Phật, niệm Phật” là nhân, “nhất định thấy Phật” là quả. Lời này vô cùng khẳng định, khiến cho người nghe chẳng có mảy may nghi ngờ, đó là thật, chẳng giả.

Nhân gian khó vãng sanh nhất, vì sao không thể vãng sanh ? Do chính mình tự tạo, tự mình nghĩ hoàn cảnh trước mắt hãy còn khá lắm, còn tốt đẹp lắm, tham luyến hoàn cảnh ấy, chẳng nỡ lìa bỏ, đó là ngu si. Vì lẽ đó, quý vị niệm Phật không có cảm ứng, niệm Phật mà chẳng thể tức khắc vãng sanh. Tại sao phải đọc kinh cho nhiều ? Tại sao phải nghe giảng kinh cho nhiều ? Dụng ý ở chỗ nào? Dụng ý là muốn làm cho quý vị có thể buông xuống, muốn cho quý vị thật sự hiểu rõ hết thảy mọi sự mọi vật trên thế giới này đều là hư vọng. Người xưa có nói hai câu rất hay: “Sanh không đem theo đến, chết chẳng mang theo đi”. Hai câu ấy rất có lý! Lúc quý vị tới đầu thai, chẳng mang gì đến. Trong tương lai, lúc quý vị chết đi, chẳng mang một thứ nào theo được! Nói với quý vị “tất cả đều là giả, toàn là để cho quý vị tạm thời nhìn thấy, quý vị chấp trước làm chi!” Mục đích thật sự của nghe kinh là ở chỗ này! Nếu quý vị đã hiểu rõ ràng, hiểu rành rẽ, có thể không cần nghe kinh nữa. Cứ thật thà niệm một câu A Di Dà Phật là được rồi. Nếu chưa buông xuống được thì không thể chẳng nghe kinh, vì sao? Quý vị còn chưa hiểu rõ ràng. Thật sự đã hiểu rõ, chẳng bao giờ không chịu buông xuống, chẳng cần người khác khuyên bảo, sẽ tự động buông xuống. Một khi buông xuống, cảm ứng sẽ hiện ra, “một niệm tương ứng một niệm Phật, niệm niệm tương ứng niệm niệm Phật”, chẳng thể không buông xuống
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment