Với đời ác năm trược này, không có Phật ở đời, mà thấy được đức Phật ấy thì thật là điều hiếm có). Nên ghi nhớ bốn câu này. Chúng ta sanh ở thế gian này, gặp phải thời đại nào? Là ngũ trược ác thế, chúng ta gặp phải rồi, thế gian không có Phật, Phật Thích Ca Mâu Ni diệt độ đã 3000 năm rồi. Nhưng chúng ta may mắn gặp được Pháp môn Tịnh-độ, nếu y giáo phụng hành, thì đời này chúng ta có cơ hội thấy được A Di Đà Phật, việc này hiếm có. Cầu gặp Phật, gặp Phật không khó, tâm của quý vị, nguyện vọng của quý vị, hành trì của quý vị tương ưng với Phật, thì Phật sẽ hiện thân, thì quý vị nhìn thấy thôi. Cho nên chúng ta có cảm, chúng ta dựa vào gì để cảm? Dựa vào chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ hành vi thuận theo giáo huấn của đức Phật, là dựa vào điều này. Với Tịnh-tông càng đơn giản, Đại sư Ngẫu Ích nói với chúng ta bốn chữ thì có thể cảm được: tín, nguyện, trì danh. Tín, nguyện là tâm đại Bồ-đề, là tâm Vô thượng Bồ-đề, trì danh chính là nhất tâm chuyên niệm, chú ý chữ “chuyên” này mới được. Chúng ta niệm Phật, niệm Phật đồng thời xen tạp vọng niệm, xen tạp vọng tưởng, cho nên không chuyên, không nhất. Vì vậy mỗi ngày niệm cũng không ít, niệm mấy chục năm mà không có cảm ứng, không có cảm ứng thì hoài nghi, họ bảo trong kinh nói không linh, tôi đã làm như vậy, tại sao không thấy được Phật? Không biết rằng sai lầm ở chính mình, còn kinh Phật nói không sai. Thật sự là hiếm có. Tại sao có thể thấy Phật ? Toàn bằng Di Đà Nhất-thừa nguyện hải, lục tự hồng danh bất tư nghị lực”(Toàn nương vào biển nguyện Nhất-thừa Di Đà và lực không thể nghĩ bàn của sáu chữ hồng danh).
Chúng ta đã lơ là bốn câu này, đem 48 nguyện của A Di Đà Phật quên mất, cũng thường xuyên đánh mất câu Phật hiệu Nam Mô A Di Đà Phật này, vọng tưởng tạp niệm quá nhiều rồi! Ngày ngày đang bổ sung vọng tưởng, khởi nguồn chủ yếu nhất đến từ truyền thông đa phương tiện, quý vị xem ti vi, quý vị nghe phát thanh, quý vị đọc báo chí, quý vị xem tạp chí, quý vị thu thập những tin tức này, những tin tức này không liên quan chút nào đến kết thúc sanh tử, ra khỏi ba cõi, mà còn chướng ngại đến tu trì của chúng ta. Lúc có giác ngộ, là chuyện tốt, giác ngộ thì nhanh chóng quay đầu. Thế nhưng người thông thường thời gian giác ngộ ngắn ngủi, thời gian mê thì rất dài, một ngày 24 giờ, đại khái giác ngộ, bao nhiêu lần giác ngộ cộng lại vẫn không đến một giờ, thời gian mê hoặc có lẽ chiếm 23 giờ, nên không có hy vọng vãng sanh. Tối thiểu thời gian chính mình tỉnh táo có thể phải chiếm 12 giờ. Trong 24 giờ, thì 12 giờ mê hoặc, 12 giờ tỉnh ngộ, vậy thì có khả năng vãng sanh, nhưng không chắc chắn. Làm sao mới chắc chắn? Vậy thì thời gian tỉnh ngộ phải ít nhất chiếm 21 giờ, còn thời gian mê 3 giờ, ba giờ làm gì? Ngủ rồi, 21 giờ tỉnh táo, Phật hiệu không gián đoạn, thì nắm chắc vãng sanh. Chư vị phải ghi nhớ, Hoàng Niệm lão làm tấm gương cho chúng ta, nửa năm cuối cùng của ngài, trước vãng sanh nửa năm, mỗi ngày niệm Phật 140 ngàn câu, quý vị hãy nghĩ xem, niệm Phật 140 ngàn tiếng, niệm nửa năm thì vãng sanh rồi.
Chúng ta nhìn thấy cổ nhân, biết được sự việc này vô cùng quan trọng, nên buổi tối không dám ngủ, phải tự chiết phục, để Phật hiệu ngày đêm không gián đoạn. Tại sao vậy? Vì cầu sanh Tịnh-độ, vì thoát khỏi sáu đường luân hồi..
Chúng ta đã lơ là bốn câu này, đem 48 nguyện của A Di Đà Phật quên mất, cũng thường xuyên đánh mất câu Phật hiệu Nam Mô A Di Đà Phật này, vọng tưởng tạp niệm quá nhiều rồi! Ngày ngày đang bổ sung vọng tưởng, khởi nguồn chủ yếu nhất đến từ truyền thông đa phương tiện, quý vị xem ti vi, quý vị nghe phát thanh, quý vị đọc báo chí, quý vị xem tạp chí, quý vị thu thập những tin tức này, những tin tức này không liên quan chút nào đến kết thúc sanh tử, ra khỏi ba cõi, mà còn chướng ngại đến tu trì của chúng ta. Lúc có giác ngộ, là chuyện tốt, giác ngộ thì nhanh chóng quay đầu. Thế nhưng người thông thường thời gian giác ngộ ngắn ngủi, thời gian mê thì rất dài, một ngày 24 giờ, đại khái giác ngộ, bao nhiêu lần giác ngộ cộng lại vẫn không đến một giờ, thời gian mê hoặc có lẽ chiếm 23 giờ, nên không có hy vọng vãng sanh. Tối thiểu thời gian chính mình tỉnh táo có thể phải chiếm 12 giờ. Trong 24 giờ, thì 12 giờ mê hoặc, 12 giờ tỉnh ngộ, vậy thì có khả năng vãng sanh, nhưng không chắc chắn. Làm sao mới chắc chắn? Vậy thì thời gian tỉnh ngộ phải ít nhất chiếm 21 giờ, còn thời gian mê 3 giờ, ba giờ làm gì? Ngủ rồi, 21 giờ tỉnh táo, Phật hiệu không gián đoạn, thì nắm chắc vãng sanh. Chư vị phải ghi nhớ, Hoàng Niệm lão làm tấm gương cho chúng ta, nửa năm cuối cùng của ngài, trước vãng sanh nửa năm, mỗi ngày niệm Phật 140 ngàn câu, quý vị hãy nghĩ xem, niệm Phật 140 ngàn tiếng, niệm nửa năm thì vãng sanh rồi.
Chúng ta nhìn thấy cổ nhân, biết được sự việc này vô cùng quan trọng, nên buổi tối không dám ngủ, phải tự chiết phục, để Phật hiệu ngày đêm không gián đoạn. Tại sao vậy? Vì cầu sanh Tịnh-độ, vì thoát khỏi sáu đường luân hồi..
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments