PHÁT ĐẠI THỆ NGUYỆN..
Pháp sư Tịnh Không. chủ giảng tại Nhật Bản. TẬP 1 - 2 - 4
Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh là ba đường ác, người, chư Thiên, A Tu La gọi là ba đường thiện. Ba đường thiện hay ba đường ác đều do bản thân mình làm ra, do mình cả, tự tàm tự chịu chẳng can hệ đến bất kỳ ai. Vì thế chúng ta gặp phải hoàn cảnh thế này, bất kể là thiện hay bất thiện đều phải hiểu cho rõ đạo lý này, không oán trời, không trách người. Vậy làm thế nào để cải thiện tình hình đây? Đó là đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện liền sẽ cải thiện thôi, chân thật có hiệu quả.
Chúng ta gây nên ác nghiệp rồi cầu Phật, Bồ Tát tha thứ, cầu Phật, Bồ Tát giúp chúng ta cải thiện, cái đó không chắc ăn. Vì sao? Những gì chúng ta gặp được trong cuộc đời mình, không phải do Phật, Bồ Tát an bài, chẳng can hệ gì đến các ngài mà liên quan đến khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác của chính bản thân mình. Phật đã nói rất rõ ràng, cặn kẽ, sau đó nói với chúng ta, bạn phải chịu trách nhiệm đối với bản thân mình một trăm phần trăm. Vì thế, học Phật rồi, chúng ta phải hiểu cho thấu đáo đạo lý này. Liễu giải được chân tướng sự thật, chúng ta khởi tâm động niệm là thiện, tuyệt không hề có ác niệm, chúng ta thật sự chuyển đổi được cảnh giới. Xã hội ngày nay, một trăm phần trăm ứng với tất cả nghiệp báo mà Cổ thánh Tiên hiền đã nói ngay cả những người giàu có, phú quý nhưng bất an, giàu mà không vui. Bạn nói xem, thế còn ý nghĩa gì nữa, nguyên nhân do đâu? Do ý niệm bất thiện. Ý niệm từ đâu sinh ra? Từ tự tư tự lợi.
Đức Phật trong kinh thì nói rằng: “Ái không nặng không sanh Ta Bà, niệm không nhất không sanh Tịnh Độ”, hai câu này rất quan trọng, đây là câu được viết trong kinh Phật.
Sở dĩ chúng ta đến thế gian này đều bởi do tình chấp, chính là người thế gian hay gọi là yêu. Phật Pháp gọi là tình chấp, cảm tình. Phật nói rất hay, Phật nói với cho chúng ta: “Giữa người với người, giữa người với hết thảy chúng sanh có bốn loại duyên” nên họ mới tu hội cùng nhau. Bốn loại này, thì đầu tiên là “Báo ân”, trong đời quá khứ nhất định phải biết, luân hồi sanh tử là thật. Những chuyện thế này thảy đều phô bày ngay trước mắt chúng ta, chỉ cần bạn bình tâm quan sát cho cẩn thận, bạn có thể nhìn ra được, sẽ lĩnh hội được. Phật nói một chút cũng không sai, do trong đời qua khứ sống cùng nhau, có ơn huệ lẫn nhau, đặc biệt là cha mẹ với con cái nên đứa trẻ này đến báo ân. Phàm là đến báo ân, nhất định rất nghe lời, sau khi lớn lên đều là cháu hiền con hiếu cũng hết sức dễ dạy, dễ nuôi, không gây phiền phức cho cha mẹ để cha mẹ vui lòng, đây là báo ân.
Loại thứ hai thì tương phản với cái trước, là “Báo oán”. Đời trước đắc tội với họ, bạn tổn hại họ thậm chí còn giết chết họ nên đời này người ta đến để làm gì? Đến báo thù, đây là những đứa con ngỗ nghịch hư hỏng. Ngày ngày đều khiến cha mẹ phiền lòng, khiến cha mẹ chịu khổ chịu nạn, đấy là do chúng đến báo thù.
Loại thứ ba là “Đòi nợ”, đời trước cha mẹ nợ tiền chúng, chúng phải quay lại đòi, đòi xong rồi chúng sẽ đi ngay. Nếu như nợ không nhiều, bạn nuôi chúng dăm ba năm thì chúng qua đời, đi rồi, người ta bảo là quỷ đòi nợ, đến đòi tiền. Nếu như nợ rất nhiều, cả đời cũng trả không xong, sự việc đó khá là phiền phức. Đợi đến khi chúng lớn lên, tất cả sản nghiệp của gia đình đều thuộc về chúng. Chúng đối với việc nuôi dưỡng cha mẹ không có lòng hiếu thảo, ngược đãi cha mẹ, cái ăn, cái mặc không được sung túc. Hay nói cách khác, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, ngược đãi cha mẹ, bất hiếu. Đây là gì? Là báo oán.
Anh em tỉ muội, bạn bè thân thích, quan hệ tuy khác nhau cũng vẫn là bốn loại duyên này. Chúng ta thông suốt được đạo lý này, hiểu được chân tướng sự thật. Vì thế, đức Phật dạy chúng ta nên có tâm đại từ bi để hóa giải hết những kiểu ân oán thế này. Hóa giải thành pháp duyên, đem nghiệt duyên ở cuộc đời này chuyển biến thành pháp duyên, cùng nhau học Phật, tương lai đều có thể vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, thành Phật thành Tổ. Việc này tốt, thù thắng không gì bằng.
Những điều này cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta không làm sáng tỏ nó, bạn sẽ không chịu buông xả. Sau khi làm rõ rồi, bạn nhất định có thể buông xả. Vì sao ? Buông xả là thật, không buông xả là sai. Buông bỏ những thứ nào ? Trước tiên phải buông bỏ thứ phiền não nghiêm trọng nhất đang bày ngay trước mắt. Chính là ngũ dục lục trần, Tài, sắc, danh, thực, thùy, sắc thanh hương vị xúc pháp. Đây là ngũ dục lục trần, thất tình ngũ dục. Tình chấp, những thứ này đều không phải thật. Phạm vi gây hại của những thứ này quá lớn, hại chúng ta đời đời kiếp kiếp xoay vần trong sáu nẻo luân hồi, ra không nổi.
Pháp sư Tịnh Không. chủ giảng tại Nhật Bản. TẬP 1 - 2 - 4
Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sanh là ba đường ác, người, chư Thiên, A Tu La gọi là ba đường thiện. Ba đường thiện hay ba đường ác đều do bản thân mình làm ra, do mình cả, tự tàm tự chịu chẳng can hệ đến bất kỳ ai. Vì thế chúng ta gặp phải hoàn cảnh thế này, bất kể là thiện hay bất thiện đều phải hiểu cho rõ đạo lý này, không oán trời, không trách người. Vậy làm thế nào để cải thiện tình hình đây? Đó là đoạn tất cả ác, tu tất cả thiện liền sẽ cải thiện thôi, chân thật có hiệu quả.
Chúng ta gây nên ác nghiệp rồi cầu Phật, Bồ Tát tha thứ, cầu Phật, Bồ Tát giúp chúng ta cải thiện, cái đó không chắc ăn. Vì sao? Những gì chúng ta gặp được trong cuộc đời mình, không phải do Phật, Bồ Tát an bài, chẳng can hệ gì đến các ngài mà liên quan đến khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác của chính bản thân mình. Phật đã nói rất rõ ràng, cặn kẽ, sau đó nói với chúng ta, bạn phải chịu trách nhiệm đối với bản thân mình một trăm phần trăm. Vì thế, học Phật rồi, chúng ta phải hiểu cho thấu đáo đạo lý này. Liễu giải được chân tướng sự thật, chúng ta khởi tâm động niệm là thiện, tuyệt không hề có ác niệm, chúng ta thật sự chuyển đổi được cảnh giới. Xã hội ngày nay, một trăm phần trăm ứng với tất cả nghiệp báo mà Cổ thánh Tiên hiền đã nói ngay cả những người giàu có, phú quý nhưng bất an, giàu mà không vui. Bạn nói xem, thế còn ý nghĩa gì nữa, nguyên nhân do đâu? Do ý niệm bất thiện. Ý niệm từ đâu sinh ra? Từ tự tư tự lợi.
Đức Phật trong kinh thì nói rằng: “Ái không nặng không sanh Ta Bà, niệm không nhất không sanh Tịnh Độ”, hai câu này rất quan trọng, đây là câu được viết trong kinh Phật.
Sở dĩ chúng ta đến thế gian này đều bởi do tình chấp, chính là người thế gian hay gọi là yêu. Phật Pháp gọi là tình chấp, cảm tình. Phật nói rất hay, Phật nói với cho chúng ta: “Giữa người với người, giữa người với hết thảy chúng sanh có bốn loại duyên” nên họ mới tu hội cùng nhau. Bốn loại này, thì đầu tiên là “Báo ân”, trong đời quá khứ nhất định phải biết, luân hồi sanh tử là thật. Những chuyện thế này thảy đều phô bày ngay trước mắt chúng ta, chỉ cần bạn bình tâm quan sát cho cẩn thận, bạn có thể nhìn ra được, sẽ lĩnh hội được. Phật nói một chút cũng không sai, do trong đời qua khứ sống cùng nhau, có ơn huệ lẫn nhau, đặc biệt là cha mẹ với con cái nên đứa trẻ này đến báo ân. Phàm là đến báo ân, nhất định rất nghe lời, sau khi lớn lên đều là cháu hiền con hiếu cũng hết sức dễ dạy, dễ nuôi, không gây phiền phức cho cha mẹ để cha mẹ vui lòng, đây là báo ân.
Loại thứ hai thì tương phản với cái trước, là “Báo oán”. Đời trước đắc tội với họ, bạn tổn hại họ thậm chí còn giết chết họ nên đời này người ta đến để làm gì? Đến báo thù, đây là những đứa con ngỗ nghịch hư hỏng. Ngày ngày đều khiến cha mẹ phiền lòng, khiến cha mẹ chịu khổ chịu nạn, đấy là do chúng đến báo thù.
Loại thứ ba là “Đòi nợ”, đời trước cha mẹ nợ tiền chúng, chúng phải quay lại đòi, đòi xong rồi chúng sẽ đi ngay. Nếu như nợ không nhiều, bạn nuôi chúng dăm ba năm thì chúng qua đời, đi rồi, người ta bảo là quỷ đòi nợ, đến đòi tiền. Nếu như nợ rất nhiều, cả đời cũng trả không xong, sự việc đó khá là phiền phức. Đợi đến khi chúng lớn lên, tất cả sản nghiệp của gia đình đều thuộc về chúng. Chúng đối với việc nuôi dưỡng cha mẹ không có lòng hiếu thảo, ngược đãi cha mẹ, cái ăn, cái mặc không được sung túc. Hay nói cách khác, ăn không đủ no, mặc không đủ ấm, ngược đãi cha mẹ, bất hiếu. Đây là gì? Là báo oán.
Anh em tỉ muội, bạn bè thân thích, quan hệ tuy khác nhau cũng vẫn là bốn loại duyên này. Chúng ta thông suốt được đạo lý này, hiểu được chân tướng sự thật. Vì thế, đức Phật dạy chúng ta nên có tâm đại từ bi để hóa giải hết những kiểu ân oán thế này. Hóa giải thành pháp duyên, đem nghiệt duyên ở cuộc đời này chuyển biến thành pháp duyên, cùng nhau học Phật, tương lai đều có thể vãng sanh Thế Giới Cực Lạc, thành Phật thành Tổ. Việc này tốt, thù thắng không gì bằng.
Những điều này cực kỳ quan trọng. Nếu chúng ta không làm sáng tỏ nó, bạn sẽ không chịu buông xả. Sau khi làm rõ rồi, bạn nhất định có thể buông xả. Vì sao ? Buông xả là thật, không buông xả là sai. Buông bỏ những thứ nào ? Trước tiên phải buông bỏ thứ phiền não nghiêm trọng nhất đang bày ngay trước mắt. Chính là ngũ dục lục trần, Tài, sắc, danh, thực, thùy, sắc thanh hương vị xúc pháp. Đây là ngũ dục lục trần, thất tình ngũ dục. Tình chấp, những thứ này đều không phải thật. Phạm vi gây hại của những thứ này quá lớn, hại chúng ta đời đời kiếp kiếp xoay vần trong sáu nẻo luân hồi, ra không nổi.
- Category
- Giảng Pháp
Comments