Chúng ta đầu thai vào đường nào trong lục đạo là do tâm sở tạo, nghiệp lực dẫn dắt, không do ai khác

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
6 Views
Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 555
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.

Những điều này do tâm tạo ra, nghiệp lực dẫn dắt, không do ai khác. Ba câu này chúng ta phải ghi nhớ, chúng ta đang luân hồi trong lục đạo cũng là tình hình này. Chúng ta đầu thai vào đường nào trong lục đạo là do tâm sở tạo, nghiệp lực dẫn dắt, không do ai khác. Quý vị đến cõi nào không phải do người sắp xếp, toàn là do nghiệp lực của mình. Bởi thế những lời trong kinh nói là chính xác, không sai chút nào - “duy tâm sở hiện, duy thức sở biến”. Tâm là chân tâm, sanh khởi hiện tượng chắc chắn là chân tâm. Hiện tượng thiên biến vạn hóa, đó là ý niệm của chúng ta, ý niệm chính là nghiệp lực, nó đang dẫn dắt ta, ta đi vào đường nào.
Bởi vậy, thật sự hiểu rõ ràng, minh bạch, quý vị sẽ không oán trời trách đất, tất cả đều là tự làm tự chịu. Người thế gian không biết, hoàn toàn mê hoặc điên đảo, có điều gì không được như người khác liền oán trời trách đất, đây là sai lầm triệt để.
Bên dưới nói càng hay: “Phật không như vậy”, không phải Phật muốn quý vị đến biên địa, không phải. Những gì tâm hành tạo nên, tâm tự hướng đến, đây là thật. Là do thân tâm và hành vi của quý vị tạo ra những nghiệp nhân, quả báo dắt chúng ta đi đến nơi này. Đều do tâm chúng ta cảm ứng nên cảnh giới hiện tại.
Giống như Kinh Hoa Nghiêm nói: “nên quán pháp giới tánh, tất cả do tâm tạo”, tâm chính là thể tánh. Tất cả vạn pháp khắp biến pháp giới hư không giới, thể tánh của nó là gì? Là do tâm mình tạo. Tâm này, chân tâm, vọng tâm đều hợp lại một nơi, dùng một câu chính là “tâm hiện thức biến”.
Tâm sanh các pháp đều sanh, địa ngục, thiên đường, Tịnh độ, cõi Phật đều là tự tâm sở hiện. Nơi thân hướng đến, đều do nghiệp của mình dẫn dắt. Nghiệp do tâm sanh, nên gọi là tâm tự hướng đến. Không ai khống chế quý vị, không ai thao túng quý vị, bất luận ta thọ thân gì, bất luận ta ở đường nào, đây là chân lý. Chúng ta ở mọi lúc mọi nơi nhìn thấy tất cả mọi người, con người có giàu nghèo sang hèn, do đâu mà có? Nghiệp lực bản thân hiện ra. Đời này ta phú quý hay bần tiện, do nghiệp chúng ta khác nhau. Tạo hóa không trêu người, tạo hóa đại công vô tư, chúng ta thật sự không biết nên tự làm tự chịu.
Kinh này đem đến lợi ích rất lớn cho chúng ta, giải thích rõ những vấn đề này cho chúng ta. Chúng ta muốn tốt, tâm thiện sẽ tốt, tâm thiện này chính là ý niệm, ý niệm thiện sẽ tốt, ý niệm bất thiện là không tốt.
Người thế gian tham tài, tham danh, tham lợi, Phật không phản đối. Quý vị có phương pháp đúng đắn, nếu dùng sai phương pháp sẽ gây ra phiền phức cho quý vị. Phương pháp chính xác, Phật nói rất rõ ràng: Quý vị muốn được của cải nên tu tài bố thí, thật sự có thể đạt được, càng thí càng nhiều, càng nhiều càng thí. Không nên để dành, để dành mất đạo, để dành là sao? Tăng trưởng tâm tham, đây không phải việc tốt, như vậy là kết duyên với đường ngạ quỷ.

Ở trước từng nói với qúy vị: Nhân, mọi người là bình đẳng, nhân của mười pháp giới đều có. Chúng ta nói trong A lại da thức, có chủng tử Phật, có chủng tử Bồ Tát, có chủng tử của Thanh văn, Duyên giác, có chủng tử trời, có chủng tử người, cũng có chủng tử của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, mỗi người đều có. Nhưng chủng tử nào khởi tác dụng trước, đây chính là duyên. Cho nên trong đời này của chúng ta, thậm chí nói là trong một ngày, từ sáng đến tối, tâm chúng ta không định, vì sao vậy? Duyên bên ngoài quá nhiều. Nơi này có giảng kinh, đến nghe thử cũng không tệ, đây là gì? Duyên của Phật, chủng tử của Phật, duyên của Phật. Nghe giảng xong, người bạn bên kia mời đi ăn cơm, thích ăn món này món kia, chủng tử tham ăn lại hiện hành. Bởi thế trong một ngày, quý vị biết rất nhiều chủng tử trong A lại da, khi gặp được duyên đều khởi tác dụng.
Cho nên quý vị không biết phải y cứ vào đâu, ý chí do dự không quyết đoán. Một ngày như vậy, ngày ngày cũng như vậy. Sống suốt mấy mươi năm, mỗi năm đều như vậy. Như vậy quý vị phải nghĩ đến, hơi thở này không trở lại, tôi sẽ đi về đâu? Sau cùng vẫn là gặp duyên khác nhau. Người khi lâm mạng chung, duyên đó càng phức tạp, vì sao vậy? Oán thân trái chủ từ vô lượng kiếp đến nay đều vây quanh chúng ta, đều đang dụ dỗ ta, chỗ người này tốt, chỗ người kia tốt, rốt cuộc đi đâu tốt? Đức Phật dạy: “cái nào mạnh thì cái đó dẫn đi”. Trong tập khí phiền não của quý vị mạnh nhất, nhất định đi theo nó trước. Như vậy chúng ta nói đến ý niệm, ý niệm của Phật có đủ mạnh chăng. So sánh thử xem, so với ý niệm tham tài của chúng ta xem, sức mạnh nào lớn? Sức mạnh tham sắc, sức mạnh tham danh lợi, quý vị so sánh thử xem sức mạnh nào lớn nhất, quý vị sẽ đi theo nó. Sức mạnh của tham mạnh, đi theo đường quỷ. Sức mạnh của ngu si mạnh nhất, đi về đường súc sanh. Sức mạnh sân nhuế mạnh nhất, đi vào đường địa ngục. Không dễ vào cõi người, cõi người ý niệm nào mạnh? Ý niệm ngũ giới thập thiện mạnh, như vậy không mất thân người.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment