CHUẨN BỊ CHO NGÀY LÂM CHUNG...Vãng sanh, một người một đời chỉ có cơ hội một lần...nên suy nghĩ kỹ.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
19 Views
Đến cửa ải cuối cùng, họ vẫn là chưa buông bỏ được

Phật Pháp suy rồi, chúng ta mai này phát tâm chấn hưng Phật giáo, bắt đầu dạy từ đâu? Chính là từ ba cái gốc này mà làm. Viện luật học của Đại học Long Hỷ cũng không ngoại lệ, cũng bắt đầu từ ba cái gốc này mà làm. Đầy đủ ba cái gốc này rồi, giới của đại Tiểu Thừa đều phải học. Như thế Phật giáo mới có thể hưng vượng trở lại, chúng ta mới chân thật là đệ tử bậc nhất của Như Lai. Cho nên, đối với Viện luật học, Giới luật cần thiết vô cùng, không phải tốt nghiệp từ Học viện Giới luật, thì không thể bước vào đại học Phật giáo. Đại học Phật giáo cũng phải thi, chính là thi Giới luật, đây là giáo trình chủ yếu của môn này.
Hôm nay có một đồng học, có để lại lời nhắn cho tôi. Họ nghe nói trong nước có một vị cư sĩ, tự xưng là người nghe lão pháp sư giảng kinh. Trong và ngoài nước, có rất nhiều người nghe tôi giảng kinh, đều nghe ở đài truyền hình vệ tinh hoặc nghe trên mạng; có rất nhiều thính chúng. Người này, họ giúp người khác trợ niệm. Đầu tiên họ dùng thời gian ba tiếng đồng hồ, chiêu gọi những quỷ thần có duyên với người chết. Cho triệu hồi quỷ thần lên, sau đó tiến hành trợ niệm. Người đó làm như thế đã được mấy năm rồi, nghe đâu còn cho xuất bản sách nữa. Đó không phải do tôi nói, tôi trước giờ chưa hề dạy mọi người làm như vậy, trợ niệm thì được phép. Nhưng đối với việc trợ niệm, làm như Ấn Quang lão pháp sư dạy chúng ta thì đó là chính xác. Chúng ta cứ y theo khai thị của Ấn Tổ, đừng dựa vào người khác, người khác chưa chắc đáng tin.

Tại sao vẫn chưa ra khỏi luân hồi lục đạo? Đến cửa ải cuối cùng, họ vẫn là chưa buông bỏ được. Vấn đề này nói rất dễ, nhưng thực sự làm rất khó. Quý vị xem người niệm Phật, bình thường niệm Phật rất tốt, dẫn chúng niệm Phật.
Khi mới xuất gia có gặp một người, tôi xuất gia ở chùa Lâm Tế, chùa Lâm Tế có hội niệm Phật, hội trưởng họ Lâm, là cư sĩ Lâm, người Phúc Châu. Ông tu tập rất tốt, lớn tuổi hơn tôi, hơn mười mấy hai mươi tuổi, làm cư sĩ đã lâu, tu hành từ sớm, làm hội trưởng hội niệm Phật. Cùng tu với nhau mỗi tuần, ông làm Duy na, rất giỏi phép tắc. Nhưng khi mất sợ chết, những người đồng tu niệm Phật để ông vãng sinh. Ông yêu cầu những người đồng tu không nên niệm Phật A Di Đà, mà niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, mong Bồ Tát Quán Thế Âm gia hộ ông.
Bạn thấy đến cuối cùng, cuối cùng không cần đến Phật A Di Đà nữa, cần Bồ Tát Quán Thế Âm. Bồ Tát Quán Âm, cũng không gia hộ ông, ông mất, không biết sinh vào cõi nào, chắc chắn không thể vãng sinh. Ông hiểu đạo lí Tịnh độ, ông cũng thường giảng khai thị cho người khác, khuyên người khác, đến cuối đời, không thể vượt qua của ải đó. Quý vị thấy vấn đề này không đơn giản, chúng ta thử nghĩ, đến cuối đời, liệu chúng ta có đi lên vết xe đổ của ông chăng? Ai dám chắc? Nếu ông sống có thể hỏi. Ông luôn cảm thấy mình là người đã nắm chắc, mình tu hành tốt hơn người khác, đấy là một thí dụ chúng ta tận mắt nhìn thấy.
Bởi thế muốn vãng sinh Tịnh độ, không phải đến lúc gần mất mới buông bỏ, khi gần mất sợ không buông được. Buông bỏ ngay bây giờ, đừng chấp trước ngay giờ phút này, bạn mới nắm chắc. Tất cả tuỳ duyên, người khác muốn thế nào, cứ tuỳ thuận họ, thế mới hay, buông bỏ triệt để, tại sao? Nó đang thử sức ta, tôi đang muốn về Cực lạc, tôi không lưu luyến gì trên thế gian này, còn gì không buông bỏ đâu? Còn một chút không buông bỏ, đó là tình chấp, đấy là rắc rối của ta.

Như Hải Hiền lão Hòa thượng có dạy: “Vãng sanh là việc của riêng mình,tự mình nhất định phải nắm chắc tự tại vãng sanh”. Đây mới chắc ăn, trợ niệm không chắc ăn, không đáng tin. Cho nên, có người nói với Ngài, vì là chỗ bạn bè thân quen nên bảo: “Khi nào sư vãng sanh, chúng con giúp sư trợ niệm”. Ngài hoàn toàn cự tuyệt Ngài nói: “Tôi không cần. Tôi vãng sanh, tôi có thể tự mình niệm Phật. Tôi không cần người khác trợ niệm, trợ niệm không chắc ăn”. Câu nói này rất có ý nghĩa: trợ niệm không chắc ăn, nhất định phải chính mình nắm chắc. Chúng ta phải học theo Hải Hiền lão Hòa thượng, phải thật sự nắm chắc trong tay. Nắm chắc phần vãng sanh có được từ đâu vậy? Nắm chắc hoàn toàn nhờ vào buông xả. Bạn buông xả triệt để đối với cái thế giới này, không để trong tâm bất kỳ chuyện gì, bạn liền có thể tự tại vãng sanh. Nếu như vẫn còn vướng bận, có một việc vẫn không thể buông bỏ, rất có khả năng chuyện đó sẽ lôi bạn trở về lại sáu nẻo luân hồi. Đời này của bạn đi không nổi rồi!
Cho nên, nhất định phải triệt để buông xả, đặc biệt là tình thân. “Tài, Sắc, Danh, Thực, Thất tình Ngũ dục” phải buông sạch sẽ không sót thứ gì. Không thể có mảy may lưu luyến nào, trong tâm chỉ có mỗi A Di Đà Phật. Ngoại trừ A Di Đà Phật ra, không có tạp niệm, không có vọng tưởng. Người như vậy vãng sanh nhất định thành tựu, không có vấn đề gì. Người như vậy sanh trí huệ, không sanh phiền não, vì sao? Vì “Nhân giới được định, nhân định khai huệ”. Trì giới được tâm thanh tịnh, tu định được tâm bình đẳng.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment