Chính bản Thân Qúy Vị không khéo học, đã học sai rồi, học lệch rồi !

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
75 Views
Lời Cô Giáo Lưu Tố Vân:
Gần một năm nay, có vài lão đồng tu mà tôi quen thuộc lần lượt vãng sanh, điều khiến tôi cảm thấy đáng tiếc là hơn nửa cuộc đời họ học Phật niệm Phật, nhưng đúng vào thời điểm cuối cùng, không nắm chắc câu Phật hiệu này, giờ phút quan trọng mà A Di Đà Phật không có tác dụng. Cân nhắc tiêu chuẩn để kiểm nghiệm công phu học Phật của chúng ta, chính là khi lâm chung A Di Đà Phật thật sự có tác dụng hay không.
Có tác dụng, bạn thành tựu rồi, không có tác dụng, đời này bạn cũng như không, lại tùy nghiệp lưu chuyển, thật là quá đáng tiếc. Không phải bạn không gặp cơ duyên thành Phật, mà là gặp được cơ duyên trước mặt nhưng vì một niệm sai lầm lại bỏ lở. Điều này rất đáng tiếc.
Thí dụ: Không buông xuống được việc nhỏ nhặt gia đình, làm lở mất việc lớn vãng sanh.
Vị đồng tu này rất được người khen ngợi, là người rất nhiệt tâm có ai cầu đến đều giúp đỡ, từng tiễn hơn ba trăm người vãng sanh, cũng từng dẫn chúng làm qua Pháp Hội Tam Thời Hệ Niệm, đã mười mấy năm rồi, trong ngày chỉ dùng buổi ngọ, qua cái nhìn của các đồng tu, đây là người có tu hành. Vậy mà chính vị đồng tu này, cái ải cuối cùng lại không qua khỏi. Vấn đề xảy ra do vài phương diện dưới đây:
Thứ nhất: Không buông xuống việc nhỏ nhặt gia đình, làm lở mất việc lớn vãng sanh.
Lúc đồng tu này bệnh nặng, tôi đến thăm ông hai lần, tôi khuyên ông phải cầu vãng sanh, không cầu sống, tôi nói với ông nên buông xuống vạn duyên cầu vãng sanh. Ông nói ông buông xuống rồi, nhưng tôi biết ông chưa buông xuống, hoặc là chưa hoàn toàn buông xuống. Ông còn nghĩ đến việc nhỏ nhặt trong gia đình, đây là chướng ngại lớn nhất của việc ông vãng sanh.
Thứ hai: Gặp duyên không đồng, làm động tâm đạo.
Vị tu hành này có duyên tốt với mọi người, cho nên lúc ông bệnh nặng, rất nhiều người đến thăm ông, các đồng tu đều đem cách thức của mình để khuyên nhủ và an ủi ông. Ví dụ, có người khuyên ông nhất tâm niệm Phật cầu vãng sanh, nói với ông nếu như ở thế gian này vẫn còn nhiệm vụ, bệnh của ông sẽ hết, là do A Di
Đà Phật giữ ông lại; nếu như thế gian này ông không còn nhiệm vụ nữa, ông nhất tâm niệm A Di Đà Phật, thì A Di Đà Phật sẽ đón ông về nhà.
Một cách khuyên nhủ khác là nói với ông: bệnh của ông sẽ trị hết, ăn nhiều đồ dinh dưỡng, tiêm nhiều thuốc dinh dưỡng v.v.. khuyên nhủ như vậy có thể nói là ở giờ phút trọng yếu làm động tâm đạo của người ta, khiến ông sinh ra sự ham muốn mãnh liệt cầu được sống, đối với việc vãng sanh nảy sinh dao động, mất đi niềm tin kiên định không chuyển đổi cầu vãng sanh, đây là cái chướng ngại thứ hai của việc ông vãng sanh.
Ở đây tôi cần nhắc nhở với các đồng tu là, đi thăm đồng tu nào bệnh, những lời gì nên nói, những lời gì không nên nói, nhất thiết ghi nhớ, "Thà động nước ngàn sông, không động tâm người tu đạo".
Thứ ba: Hoàn cảnh chung quanh trước khi vãng sanh không thanh tịnh.

Lần thứ hai khi tôi đến thăm ông, cảm thấy hoàn cảnh tương đối hổn loạn và ồn ào. Thí dụ điện thoại thật quá quấy nhiễu, nếu như chúng ta tiễn người vãng sanh, thì nên tắt bỏ điện thoại di động, nếu cần phải nghe điện thoại, thì có thể nói nhỏ tiếng, đừng nên lớn tiếng la lối, nên tạo cho người vãng sanh có được một hoàn cảnh tốt lành và ấm áp.
Nếu như cả ngày đều lộn xộn ồn ào, người vãng sanh làm sao có thể yên tâm niệm Phật. Đây là cái chướng ngại thứ ba của việc ông vãng sanh.
Do vì ba cái chướng ngại chủ yếu này, ảnh hưởng đến sự vãng sanh của vị đồng tu đó.
Lớp Học Tập Kinh Vô Lượng Thọ Khoa Chú Tập 215. Cô giáo Lưu Tố Vân Báo Cáo Tâm Đắc.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment