ĐỐI VỚI THẾ XUẤT THẾ GIAN PHÁP, CHA MẸ DẠY CON CÁI, SỰ VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT LÀ GÌ? THẦY GIÁO DẠY HỌC TRÒ, SỰ VIỆC QUAN TRỌNG NHẤT LÀ GÌ?
Ðối với chúng sanh, mục tiêu chung cực của sự giúp đỡ chúng sanh, phần đông nói mục tiêu có ba thứ. Mục tiêu thấp nhất là giải quyết khó khăn trước mắt của chúng sanh, giúp họ đời này có thể sống cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn, đây là mục tiêu gần, bậc thấp nhất. Mục tiêu tầng giữa là giúp cho họ đời sau vẫn còn được phước, không thể nói đời này hưởng phước, đời sau đọa tam ác đạo, như vậy là rất đáng thương, rất sai lầm. Ðời này hưởng phước, đời sau tiếp tục vẫn phải hưởng phước, càng hy vọng đời sau phước báo lớn hơn đời này một chút, thù thắng hơn một chút, đây là mục tiêu tầng giữa. Mục tiêu cao nhất của việc độ chúng sanh là giúp cho họ chứng được Vô Thượng Bồ Ðề viên mãn, nói cách khác, giúp họ thành Phật, mục tiêu này mới thật sự đạt đến viên mãn. Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sanh, tại sao đặc biệt tán thán pháp môn Tịnh Ðộ, ba mục tiêu nói trên đều hàm nhiếp trong pháp môn Tịnh Ðộ, thực ra phải nói đây là đại viên mãn. Thế nên hết thảy chư Phật tán thán A Di Ðà Phật, tôn Ngài là ‘Ánh sáng tôn quý nhất, vua trong các vị Phật’, tức là Ngài giáo hóa chúng sanh, độ chúng sanh, ba mục tiêu đều viên mãn. Vả lại đích thật Tịnh Tông dạy người kiến lập trên cơ sở của Hiếu kính.
Tịnh Nghiệp Tam Phước dạy trong Quán Kinh, vừa mở đầu liền dạy chúng ta ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng’. Người thời xưa hiểu được cho nên làm cha mẹ dạy con cái thì việc nào quan trọng nhất? ‘Tôn sư trọng đạo’, chẳng dạy gì khác. Thầy giáo dạy học sinh bài học quan trọng nhất là ‘Hiếu thuận cha mẹ’. Thế nên một đứa trẻ từ nhỏ tiếp thu sự giáo dục như vậy, tập từ nhỏ thì sẽ thành thói quen, tưới tẩm, dạy dỗ từ nhỏ, trong tâm địa của nó, trong A Lại Da Thức của nó mọc gốc rễ vững chắc, vĩnh viễn chẳng thay đổi, nó có thể tận hiếu. Hiếu bao gồm hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian, ở đây chẳng thể nói kỹ. Ở nhà có thể hiếu cha mẹ, thương yêu anh em, đây là ‘Ðễ’, có thể báo ân quốc gia tức là ‘Trung’. Thế nên tám đức: ‘Hiếu, Ðễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ’, Hiếu là căn bản, bảy đức còn lại đều là Hiếu biểu hiện trên các Sự Tướng khác nhau rồi lập nên danh tướng, chứ thật ra chỉ là một chữ Hiếu mà thôi.
Tam Học, Tứ Nhiếp, Lục Ðộ trong Phật pháp, vô lượng vô biên pháp môn chỉ là một chữ ‘Hiếu’, chánh pháp thế gian và xuất thế gian nhất định được xây dựng trên cơ sở của Hiếu Ðạo. Khi xây dựng một đạo tràng, đại chúng cùng nhau tu tập, tại sao bộ kinh đầu tiên phải giảng là kinh Ðịa Tạng? Cơ sở vật chất của đạo tràng tức là phòng ốc, thiết bị đã xây xong, cơ sở vật chất xây xong thì phải xây cơ sở tinh thần, tức là xây dựng tâm lý. Tâm chánh thì hạnh chánh, sẽ tương ứng với đạo, tương ứng với tâm tánh, với chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 02, HT. Tịnh Không chủ giảng.
Ðối với chúng sanh, mục tiêu chung cực của sự giúp đỡ chúng sanh, phần đông nói mục tiêu có ba thứ. Mục tiêu thấp nhất là giải quyết khó khăn trước mắt của chúng sanh, giúp họ đời này có thể sống cuộc đời hạnh phúc mỹ mãn, đây là mục tiêu gần, bậc thấp nhất. Mục tiêu tầng giữa là giúp cho họ đời sau vẫn còn được phước, không thể nói đời này hưởng phước, đời sau đọa tam ác đạo, như vậy là rất đáng thương, rất sai lầm. Ðời này hưởng phước, đời sau tiếp tục vẫn phải hưởng phước, càng hy vọng đời sau phước báo lớn hơn đời này một chút, thù thắng hơn một chút, đây là mục tiêu tầng giữa. Mục tiêu cao nhất của việc độ chúng sanh là giúp cho họ chứng được Vô Thượng Bồ Ðề viên mãn, nói cách khác, giúp họ thành Phật, mục tiêu này mới thật sự đạt đến viên mãn. Phật, Bồ Tát giáo hóa chúng sanh, tại sao đặc biệt tán thán pháp môn Tịnh Ðộ, ba mục tiêu nói trên đều hàm nhiếp trong pháp môn Tịnh Ðộ, thực ra phải nói đây là đại viên mãn. Thế nên hết thảy chư Phật tán thán A Di Ðà Phật, tôn Ngài là ‘Ánh sáng tôn quý nhất, vua trong các vị Phật’, tức là Ngài giáo hóa chúng sanh, độ chúng sanh, ba mục tiêu đều viên mãn. Vả lại đích thật Tịnh Tông dạy người kiến lập trên cơ sở của Hiếu kính.
Tịnh Nghiệp Tam Phước dạy trong Quán Kinh, vừa mở đầu liền dạy chúng ta ‘Hiếu dưỡng cha mẹ, phụng sự sư trưởng’. Người thời xưa hiểu được cho nên làm cha mẹ dạy con cái thì việc nào quan trọng nhất? ‘Tôn sư trọng đạo’, chẳng dạy gì khác. Thầy giáo dạy học sinh bài học quan trọng nhất là ‘Hiếu thuận cha mẹ’. Thế nên một đứa trẻ từ nhỏ tiếp thu sự giáo dục như vậy, tập từ nhỏ thì sẽ thành thói quen, tưới tẩm, dạy dỗ từ nhỏ, trong tâm địa của nó, trong A Lại Da Thức của nó mọc gốc rễ vững chắc, vĩnh viễn chẳng thay đổi, nó có thể tận hiếu. Hiếu bao gồm hết thảy pháp thế gian và xuất thế gian, ở đây chẳng thể nói kỹ. Ở nhà có thể hiếu cha mẹ, thương yêu anh em, đây là ‘Ðễ’, có thể báo ân quốc gia tức là ‘Trung’. Thế nên tám đức: ‘Hiếu, Ðễ, Trung, Tín, Lễ, Nghĩa, Liêm, Sỉ’, Hiếu là căn bản, bảy đức còn lại đều là Hiếu biểu hiện trên các Sự Tướng khác nhau rồi lập nên danh tướng, chứ thật ra chỉ là một chữ Hiếu mà thôi.
Tam Học, Tứ Nhiếp, Lục Ðộ trong Phật pháp, vô lượng vô biên pháp môn chỉ là một chữ ‘Hiếu’, chánh pháp thế gian và xuất thế gian nhất định được xây dựng trên cơ sở của Hiếu Ðạo. Khi xây dựng một đạo tràng, đại chúng cùng nhau tu tập, tại sao bộ kinh đầu tiên phải giảng là kinh Ðịa Tạng? Cơ sở vật chất của đạo tràng tức là phòng ốc, thiết bị đã xây xong, cơ sở vật chất xây xong thì phải xây cơ sở tinh thần, tức là xây dựng tâm lý. Tâm chánh thì hạnh chánh, sẽ tương ứng với đạo, tương ứng với tâm tánh, với chân tướng của vũ trụ nhân sanh.
- Trích: Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh Giảng Ký, quyển thượng, tập 02, HT. Tịnh Không chủ giảng.
- Category
- Giảng Pháp
Comments