Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 224
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Câu A Di Đà Phật là chánh niệm của người học Tịnh độ, nếu ý niệm không phải niệm này là sai. Mọi lúc mọi nơi, trong mọi cảnh duyên phải giữ chánh niệm này, đừng để mất chánh niệm, như vậy chắc chắn vãng sanh. Chắc chắn vãng sanh ta có thể không hoan hỷ ư? Nhất định là pháp hỷ sung mãn.
chúng ta không thể không biết điều này.
Chúng ta học tập giáo huấn của thánh hiền, trong thời loạn này ít nhất tâm cũng được định, tâm được an, như vậy có gì không tốt! Chúng ta ngày ngày an vui hoan hỷ, không có âu lo, không có phiền não. Khoa học kỹ thuật rất phát triển, có một số chúng ta áp dụng được, có một số chúng ta hoàn toàn không quan tâm đến. Chúng ta dùng được như điện, điện thoại, máy móc, đây là dụng cụ gia đình, chúng ta cũng đang dùng nó. Nhưng nó quấy phá nhiễu loạn tâm tình chúng ta, như ti vi, mạng internet chúng ta phải cự tuyệt nó, không xem nó, không bị nó quấy nhiễu. Về phương diện ăn mặc đi đứng họ rất có tiến bộ, chúng ta vẫn giữ quy củ của người xưa. Dừng lại ở điểm thích hợp, không có tham tâm, không có lưu luyến, như vậy sẽ được tự tại. Cuộc sống đời này của chúng ta, tiếp thu truyền thống văn hóa, tiếp thu chỉ đạo của Phật Bồ Tát, không vượt khỏi giới hạn. Thân tâm tự tại, tai mắt lanh lợi thông minh, không hồ đồ.
Người bây giờ sống rất đau khổ, luôn cảm thấy áp lực rất lớn, áp lực thân thể, áp lực tinh thần. Tôi rất mơ hồ, không hiểu lắm đối với hai chữ này, vì suốt đời tôi chưa bị cảm giác này. Quý vị nói áp lực ở đâu? Tôi không có gì để bị áp lực. Tôi cảm thấy chỉ đạo cuộc sống của cổ nhân rất hạnh phúc, còn đi theo nhịp bước của người hiện nay rất gian nan. Quý vị xem một bên gian khổ, một bên hạnh phúc, không giống nhau.
Trước đây chúng ta chỉ nghe người ta nói, đó là người ngày xưa nói, thời của tôi khi còn nhỏ nghe cổ nhân nói đọc sách là niềm vui. Không lãnh hội được. Đọc sách là một việc rất đau khổ, đọc sách có gì vui đâu? Đọc sách của người thời nay rất đau khổ, đọc sách cổ rất an vui. Sau khi học Phật, toàn tâm toàn lực nghiên cứu thảo luận cổ tịch. Đúng vậy, rất an vui, niềm vui này là vô cùng, quả thật là pháp hỷ sung mãn. Khổng tử nói không sai: “Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ”. Niềm vui này, sự hỷ duyệt này không hề liên quan đến sự giàu nghèo sang hèn. Cảnh giới này, hỷ lạc này phải nỗ lực học tập mới đạt được, không học tập không thể đạt được.
Nhất định phải thành tựu mình trước, mới có thể thành tựu gia thân quyến thuộc của mình, thành tựu người có duyên, thành tựu tất cả chúng sanh. Thành tựu thật sự đối với tất cả chúng sanh, chính là thị hiện làm gương, làm tấm gương tốt cho mọi người noi theo. Có duyên hay không có duyên đều nhìn thấy, họ bị cảm động, và cũng đã kết duyên với ta. Công đức chấp trì danh hiệu không thể tưởng tượng được, quý vị xem công đức này lớn biết bao. Tất cả chư Phật trong ba đời mười phương, cùng nhau diễn thuyết, nói vô lượng kiếp cũng không cùng tận.
Ngày nay chúng ta không thấy được công đức lớn lao của câu Phật hiệu này, nguyên nhân là gì? Vì không biết. Ngay trước mắt nhưng không biết nó là báu vật, không biết lợi ích của nó lớn đến nhường ấy, vì thế mà lơ là. Có thích chăng? Thích. Muốn vãng sanh chăng? Muốn, nhưng không đặt câu danh hiệu này lên hàng đầu. Muốn đến thế giới Cực Lạc, nhưng cũng không muốn rời xa thế gian này. Muốn niệm Phật, nhưng tạp niệm quá nhiều. Đây là hiện tượng rất phổ biến của người niệm Phật. Vì sao công phu niệm Phật không đắc lực? Nguyên nhân đều ở đây.
Tập 224
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Câu A Di Đà Phật là chánh niệm của người học Tịnh độ, nếu ý niệm không phải niệm này là sai. Mọi lúc mọi nơi, trong mọi cảnh duyên phải giữ chánh niệm này, đừng để mất chánh niệm, như vậy chắc chắn vãng sanh. Chắc chắn vãng sanh ta có thể không hoan hỷ ư? Nhất định là pháp hỷ sung mãn.
chúng ta không thể không biết điều này.
Chúng ta học tập giáo huấn của thánh hiền, trong thời loạn này ít nhất tâm cũng được định, tâm được an, như vậy có gì không tốt! Chúng ta ngày ngày an vui hoan hỷ, không có âu lo, không có phiền não. Khoa học kỹ thuật rất phát triển, có một số chúng ta áp dụng được, có một số chúng ta hoàn toàn không quan tâm đến. Chúng ta dùng được như điện, điện thoại, máy móc, đây là dụng cụ gia đình, chúng ta cũng đang dùng nó. Nhưng nó quấy phá nhiễu loạn tâm tình chúng ta, như ti vi, mạng internet chúng ta phải cự tuyệt nó, không xem nó, không bị nó quấy nhiễu. Về phương diện ăn mặc đi đứng họ rất có tiến bộ, chúng ta vẫn giữ quy củ của người xưa. Dừng lại ở điểm thích hợp, không có tham tâm, không có lưu luyến, như vậy sẽ được tự tại. Cuộc sống đời này của chúng ta, tiếp thu truyền thống văn hóa, tiếp thu chỉ đạo của Phật Bồ Tát, không vượt khỏi giới hạn. Thân tâm tự tại, tai mắt lanh lợi thông minh, không hồ đồ.
Người bây giờ sống rất đau khổ, luôn cảm thấy áp lực rất lớn, áp lực thân thể, áp lực tinh thần. Tôi rất mơ hồ, không hiểu lắm đối với hai chữ này, vì suốt đời tôi chưa bị cảm giác này. Quý vị nói áp lực ở đâu? Tôi không có gì để bị áp lực. Tôi cảm thấy chỉ đạo cuộc sống của cổ nhân rất hạnh phúc, còn đi theo nhịp bước của người hiện nay rất gian nan. Quý vị xem một bên gian khổ, một bên hạnh phúc, không giống nhau.
Trước đây chúng ta chỉ nghe người ta nói, đó là người ngày xưa nói, thời của tôi khi còn nhỏ nghe cổ nhân nói đọc sách là niềm vui. Không lãnh hội được. Đọc sách là một việc rất đau khổ, đọc sách có gì vui đâu? Đọc sách của người thời nay rất đau khổ, đọc sách cổ rất an vui. Sau khi học Phật, toàn tâm toàn lực nghiên cứu thảo luận cổ tịch. Đúng vậy, rất an vui, niềm vui này là vô cùng, quả thật là pháp hỷ sung mãn. Khổng tử nói không sai: “Học nhi thời tập chi bất diệc duyệt hồ”. Niềm vui này, sự hỷ duyệt này không hề liên quan đến sự giàu nghèo sang hèn. Cảnh giới này, hỷ lạc này phải nỗ lực học tập mới đạt được, không học tập không thể đạt được.
Nhất định phải thành tựu mình trước, mới có thể thành tựu gia thân quyến thuộc của mình, thành tựu người có duyên, thành tựu tất cả chúng sanh. Thành tựu thật sự đối với tất cả chúng sanh, chính là thị hiện làm gương, làm tấm gương tốt cho mọi người noi theo. Có duyên hay không có duyên đều nhìn thấy, họ bị cảm động, và cũng đã kết duyên với ta. Công đức chấp trì danh hiệu không thể tưởng tượng được, quý vị xem công đức này lớn biết bao. Tất cả chư Phật trong ba đời mười phương, cùng nhau diễn thuyết, nói vô lượng kiếp cũng không cùng tận.
Ngày nay chúng ta không thấy được công đức lớn lao của câu Phật hiệu này, nguyên nhân là gì? Vì không biết. Ngay trước mắt nhưng không biết nó là báu vật, không biết lợi ích của nó lớn đến nhường ấy, vì thế mà lơ là. Có thích chăng? Thích. Muốn vãng sanh chăng? Muốn, nhưng không đặt câu danh hiệu này lên hàng đầu. Muốn đến thế giới Cực Lạc, nhưng cũng không muốn rời xa thế gian này. Muốn niệm Phật, nhưng tạp niệm quá nhiều. Đây là hiện tượng rất phổ biến của người niệm Phật. Vì sao công phu niệm Phật không đắc lực? Nguyên nhân đều ở đây.
- Category
- Giảng Pháp
Comments