Bồ Tát Quan Thế Âm..giảng về Bồ Tát Quan Thế Âm... Chí thành cung kính là bí quyết thành công ...

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
16 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 449
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Chỉ cần đem tâm chân thành để mong cầu thì chắc chắn Bồ Tát sẽ đến, cốt yếu là phải chân tâm. Chân tâm chính là tâm thanh tịnh, tâm thanh tịnh là không có tạp niệm.
Đương nhiên con người khi gặp thiên tai, chắc chắn phải có lí do, đó là sư chiêu cảm của nghiệp bất thiện. Nghiệp bất thiện có thể được tạo ra trong quá khứ, cũng có thể do tạo ra trong hiện tại, có điều, bất luận được tạo quá khứ hay hiện tại đều có thể sám hối. Nếu không sám hối mà cứ cầu Bồ Tát đến cứu mình thì Bồ Tát cũng không có cách nào để đến. Phải thực tâm sám hối, từ nay về sau không tái phạm thì lúc đó việc cầu mới linh nghiệm, chúng ta chắc chắc phải hiểu sâu sắc vấn đề này.
Những nghiệp tạo ra trong quá khứ được sám hối rồi thì việc cảm ứng càng rõ ràng hơn, những tội nghiệp nặng nề được tạo trong hiện tại, nếu chí tâm sám hối cũng sẽ được tiêu trừ. Từ xưa đến nay những trường hợp như thế này cũng thường xảy ra, bởi lòng từ bi vô hạn của Bồ Tát.
Ngạn ngữ Trung Quốc có câu: “Không gì quí giá bằng lãng tử hồi đầu”, cho dù tội nặng như ngũ nghịch, thập ác đi nữa thì chỉ sợ quý vị không chịu phản tỉnh, quay đầu là bờ, quay đầu là được cứu. Quan trọng là ở chỗ tâm thành mới có thể cảm ứng đạo giao với chư Phật, Bồ Tát. Đại sư Ấn Quang thường nói: “Thành kính một phần thì được một phần lợi ích, thành kính mười phần thì được mười phần lợi ích, trăm phần thành kính thì được trăm phần lợi ích, nghìn phần thành kính thì được nghìn phần lợi ích”.

Chúng tôi phân tích giúp quí vị nhé, ngài thành kính vạn phần nên được vạn phần lợi ích, Ngài đạt đến sự viên mãn, mấu chốt vẫn là sự thành kính. Chúng ta cầu khai ngộ, muốn nhất tâm, cầu sanh Tịnh Độ, nhưng không có tâm thành kính thì làm sao được. Chí thành cung kính là bí quyết thành công của tất cả những người tu hành từ quá khứ, hiện tại, cho đến vị lai.
Ngày nay Phật pháp đang suy đồi, một phần lí do cũng bởi quá ít người thực sự có lòng thành kính, phần nhiều đều là phù phiếm, xốc nổi, vì thế trở ngại là điều khó tránh. Giống như chúng ta đây, chúng ta có thể nuôi dưỡng tâm thành kính không? Được, chỉ cần bạn quyết tâm. Đầu tiên là cắt hết những thứ gây trở ngại tâm thành kính, lúc đó tâm thành kính mới lộ diện được.

Một câu danh hiệu Phật, bất kì một vị Phật, Bồ Tát nào khi đến thế giới Cực Lạc để giúp đỡ Phật A Di Đà dạy học, đều dùng một câu danh hiệu Phật. Chắc chắn không sử dụng những pháp môn khác, nếu sử dụng những pháp môn khác thì pháp môn Tịnh Độ sẽ bị phá vỡ.
Như câu nói của người xưa: “Thà đánh động nước trăm con sông chứ nhất định không đánh động tâm trí người học đạo”. Bất kì pháp môn nào khác cũng đều ca ngợi pháp môn này, có nghĩa là các đức Phật ca ngợi lẫn nhau. Ngạn ngữ nhân gian có câu: “Nếu muốn Phật pháp hưng, chỉ có tăng khen tăng”, người xuất gia khen ngợi lẫn nhau thì Phật pháp mới hưng vượng. Nếu những người xuất gia cứ giữ cái nhìn hẹp hòi, mỗi người cứ tâng bốc, ca ngợi chính mình, khen mình chê người, không có sự giao tế thì Phật pháp sẽ suy tàn, huỷ diệt.
Ngày nay không nhiều người trên thế gian hiểu được đạo lí này, bởi thế những đạo tràng thông thường liệu có ai dám thỉnh người đến giảng kinh, dạy học chăng? Không dám, bởi vì thỉnh người khác đến họ nói những bài vở của họ, tông chỉ của họ không giống những gì bạn đã đặt ra. Họ tự khen ngợi pháp môn của mình, khen ngợi phương pháp tu hành của mình, phê bình người khác, khiến học sinh Phật Học Viện xảy ra những tình trạng như thế, khiến học sinh sau khi nghe xong không biết phải học theo ai.
Giáo thọ của Phật Học Viện nhiều như vậy, rất nhiều những buổi giảng như thế, ai cũng tự khen mình hay, đôi lúc còn phê bình người khác, khiến cho học sinh bối rối, không biết theo ai. Bản thân tôi cũng đã vấp phải trường hợp này, vì vậy sau đó tôi quyết không dạy ở Phật học viện nữa, vì không có cách nào để dạy.
Bây giờ chúng tôi mới hiểu được nỗi khổ tâm của cư sĩ Lí Bỉnh Nam, khi ông đang ở Đài Trung. Ông xây dựng Hội Niệm Phật, hội Niệm Phật Đài Trung chính tự tay ông xây dựng, ông ở đó đến 38 năm. Ông một mực cung kíng, lễ bái, cúng dường những vị đại đức lui tới Đài Trung, đôi lúc ông còn thỉnh những vị đó đến để cúng trai tăng, song chưa bao giờ thỉnh họ diễn giảng, không thỉnh những vị ấy giảng kinh, tại sao? Những liên hữu ở hội niệm Phật chuyên tu pháp môn tông Tịnh Độ, họ lại giảng những pháp môn khác, phê bình Tịnh Độ Tông, rắc rối sẽ rất lớn.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment