Bồ Tát Đại Thế Chí...là vị Bồ Tát tu pháp môn niệm Phật. Khen mình chê người đó là huỷ báng Tam Bảo.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 449
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Bồ Tát Đại Thế Chí, Đại Trí Đại Thế Bồ Tát”, thế ở đây là sức mạnh, đại trí đại lực. “Có thể đến bất cứ chỗ nào”, vì đại trí đại lực nên ngài có thể đi khắp mọi nơi, cõi hư không khắp pháp giới, không nơi nào ngài không đến, vì vậy mới có tên Đại Thế Chí, danh hiệu có từ đó.
Theo Kinh Lăng Nghiêm, “Đại sĩ dùng tâm niệm Phật để đi vào vô sinh nhẫn, không mượn phương tiện, tâm tự nhiên khai. Nay nhiếp người niệm Phật nơi cõi này quay về Tịnh Độ, cùng Bồ Tát Quan Âm hầu Phật A Di Đà”. “Đứng hai bên” ở đây có nghĩa yểm trợ Phật A Di Đà giáo hoá chúng sinh.
Chương Đại Thế Chí Viên Thông trong Kinh Lăng Nghiêm chuyên giới thiệu Bồ Tát Đại Thế Chí, Đại Thế Chí là vị Bồ Tát tu pháp môn niệm Phật. “Dùng tâm niệm Phật để vào cõi vô sinh nhẫn”, ngài thành Phật như thế nào? Thành Phật bằng cách niệm Phật, chỉ với phương pháp đơn giản như thế, niệm đến độ lí nhất tâm bất loạn. Lí nhất tâm bất loạn cùng đẳng cấp, cùng cảnh giới với minh tâm kiến tánh, đại triệt đại ngộ của Thiền Tông. Thiền Tông dùng phương pháp tham thiền để đạt đến, Bồ Tát Đại Thế Chí sử dụng phương pháp niệm Phật A Di Đà để đạt đến. Cùng một nguyên lí, nhưng bên dùng phương pháp niệm Phật. Đầu tiên là buông bỏ phiền não kiến tư để được sự nhất tâm bất loạn, sau đó buông bỏ phân biệt, khởi tâm, động niệm để đạt đến lí nhất tâm bất loạn, nghĩa là thành Phật.
Niệm Phật mà không thể buông bỏ phiền não kiến tư thì không thể thoát khỏi luân hồi lục đạo, kết quả niệm Phật sẽ là gì? Chỉ là phước báo cõi trời và cõi người, những người giàu có giữa thế gian này, tất cả đều do hưởng phước báo niệm Phật từ kiếp trước. Không phải nhà Phật, chắc chắn không thể đạt được quả báo lớn như thế. Không phải nhà Phật thì muốn tu được phước báo như vua chúa, ít nhất phải làm việc thiện trong mười đời. Nhưng theo nhà Phật, họ có thể thành tựu một lần.
Dùng tâm chân thành để tu thiện, vẫn chưa đoạn được phiền não kiến tư. Đoạn được phiền não kiến tư thì những kết quả anh ta tu tập được sẽ biến thành công đức, nghĩa là không phải phước đức. Công đức có thể giúp bạn vượt khỏi sanh tử trong tam giới, nhưng phước đức thì không thể, những gì phước đức mang lại đó là phước báo của loài người và cõi trời.
Nhưng chúng ta cứ thử nghĩ, mấy người đại phước đức mà không tạo nghiệp? Có quyền, có thế, làm vua, làm chúa, thích giết ai là giết, người khác sẽ bị khép tội chết khi giết người nhưng họ giết thì không sao. Giết người không phạm tội nhưng nhân quả vẫn phải trả, phải đền mạng, phải chịu quả báo, giết nhiều người quá thì phải đoạ địa ngục. Sau khi chịu hết khổ báo ở địa ngục còn phải đền mạng, không thể trốn thoát được, mọi người phải hiểu rõ chân tướng sự thực này. Đừng sát sinh, ngay cả ăn thịt cũng không nên, ăn thịt cũng bị quả báo. Kinh Phật đã dạy, các vị đại đức ngày xưa thường khuyên: ăn họ nửa cân, kiếp sau phải trả tám lạng, đừng đắc ý. Sao phải tạo tội đó để tự chuốc lấy rắc rối cho mình, vì thế giáo dục nhân quả là thứ quan trọng nhất trong mọi thứ.
Niệm Phật là pháp môn đơn giản nhất, “dùng tâm niệm Phật để được vào cảnh giới vô sinh nhẫn” đó chính là thành đạo. “Không mượn phương tiện, tự đắc tâm khai”, phương tiện ở đây là những pháp môn khác, Ngài không dùng pháp môn nào trong tám vạn bốn nghìn pháp môn, chỉ theo đuổi một câu danh hiệu Phật đơn giản mà được thành tựu. Vì vậy ngài có nhân duyên rất sâu nặng với Phật A Di Đà, Phật A Di Đà cũng dùng một câu danh hiệu Phật.
Phương pháp của Phật A Di Đà cũng không phải tự ngài sáng tạo ra mà từ những vị cổ Phật đã có, trước Phật A Di Đà đã có. Cái gọi là “thâm nhập một môn, huân tu lâu dài”, quyết không thể thay đổi, khi niệm Phật đã thành tựu rồi thì tâm khai ý giải, đại triệt đại ngộ.

“Ngày nay ở thế giới này” đó chính là thế giới Ta bà, là thế giới của chúng ta đây, “nhiếp thọ những người niệm Phật”, chuyên nhiếp thọ những người niệm Phật “quay về Tịnh Độ”. Bồ Tát Đại Thế Chí tiếp dẫn chúng sinh cùng về Cực Lạc. Mỗi người niệm Phật, thực sự muốn niệm Phật cầu về Tịnh Độ, chắc chắn sẽ được Đại Thế Chí gia trì, đấy là điều khẳng định. Cùng tu một pháp môn với ngài, ngài với Bồ Tát Quan Thế Âm đều là những trợ thủ của Phật A Di Đà, đó là những người trợ giáo cho Phật A Di Đà ở thế giới Cực Lạc.
Quán Kinh nói: “Dùng ánh sáng trí tuệ chiếu soi tất cả, khiến lìa ba đường, được sức vô thượng, nên có danh hiệu là Bồ Tát Đại Thế Chí”. Đây là Bồ Tát giáo hoá người khác, Bồ Tát biểu trưng cho trí tuệ, Bồ Tát Quan Âm biểu trưng cho từ bi. Đại Thế Chí biểu trưng trí tuệ, trí tuệ soi chiếu tất cả, giúp tất cả chúng sinh phá mê khai ngộ, cần có trí tuệ để phá mê khai ngộ.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment