Bình thường nếu không luyện niệm cuối cùng nếu như sai rồi, thì cơ hội trong đời này lại vuột mất.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
20 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 516
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không .

Thời khắc quan trọng chính là một niệm cuối cùng khi lâm chung. Niệm cuối cùng đó duy trì chánh niệm A Di Đà Phật, chắc chắn được vãng sanh. Bình thường phải luyện công phu, niệm sau cùng mới duy trì được. Bình thường nếu không luyện niệm cuối cùng nếu như sai rồi, thì cơ hội trong đời này lại vuột mất. Chúng ta tin rằng, mỗi vị đồng học, đồng học của Tịnh Tông chúng ta, mỗi mỗi đều là trong đời quá khứ nhiều đời nhiều kiếp tu học pháp môn này, nếu như quí vị hỏi vì sao ta không vãng sanh, ta vẫn thành ra nông nổi này ? Chính là niệm cuối cùng đó sai rồi, niệm cuối cùng đó không phải là A Di Đà Phật, mà nghĩ đến gia thân quyến thuộc, nghĩ đến điều này, nghĩ đến điều kia, thì xong rồi. Cũng chính là quí vị chưa triệt để buông bỏ. Quí vị buông bỏ chưa sạch sẽ, mới sẽ tạo thành quả báo như vậy. Thực sự triệt để buông bỏ, không lưu luyến bất cứ điều gì, không nghĩ điều gì cả. Có lý gì mà không vãng sanh được! Lúc nào buông bỏ? Hiện tại phải buông bỏ rồi. Tùy thời tùy lúc đều buông bỏ, đều không nên để ở trong tâm. Trong tâm vĩnh viễn chỉ giữ một niệm A Di Đà Phật. Bất luận lúc nào trong trường hợp nào chỉ có A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra cái gì cũng không có. Người này chắc chắn được vãng sanh.


Từ phẩm 32 đến phẩm 37, chúng ta chọn ra làm thời công phu tối. Trong đó toàn là giảng nhân quả nghiệp báo. Ác nghiệp không thể không rời, tạo tác trên sự chính là sát đạo dâm vọng. Sát, người học Phật chúng ta biết sẽ không sát sanh. Nhưng có tập khí sát sanh. Chúng ta ghét một người, oán hận một người, đều là thuộc về nghiệp sát, chỉ là duyên không thành thục, nếu như lúc có duyên, thì rất có khả năng phạm sát giới. Đối với tiểu động vật thì càng không cần nói, muỗi mòng, trùng kiến cũng là một mạng sống, nó cũng là một loại chúng sanh, bởi vì nó tâm hành bất thiện, đọa lạc vào đường súc sanh, trở thành thân như thế. Quả báo của nó trả xong rồi, nó vẫn trở lại nhân gian, cũng có thể đời trước nó vẫn có thiện căn, có thiện căn vì sao đọa đường ác? Điều này trong kinh Phật nói rất rõ ràng, lúc lâm chung tập nghiệp này mạnh, nó dẫn trước, nói chủng tử, A lại ya chứa đựng chủng tử, mỗi người mười pháp giới đều có. Nói cách khác, trong A lại ya của quí vị có chủng tử Phật, có chủng tử Bồ Tát, cũng có chủng tử địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh tất cả đều có !

Vô lượng kiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp chủng tử tập nghiệp chúng ta gây tạo, A lại ya như nhà kho, giống như phòng tư liệu vậy, tất cả đều đầy đủ. Cái nào chịu quả báo trước? thứ nào lực lượng mạnh gặp được duyên thì nó thọ báo trước. Mạnh yếu đều do nơi ý niệm, ý niệm tham mạnh, đầu tiên quí vị sẽ đến cõi ngạ quỷ. Ngu si mạnh họ liền đến cõi súc sanh. Sân hận mạnh họ sẽ đến cõi địa ngục. Lực lượng nào mạnh họ liền thọ báo. Điều này và khởi tâm động niệm của chúng ta có liên hệ mật thiết. Chúng ta hiểu đạo lý này rồi, chúng ta có thể làm cho hạt giống bồ đề của chúng ta mạnh lên được không? Quí vị nói xem chúng ta và Thế giới Cực Lạc có duyên không? Không có duyên với Thế giới Cực Lạc, đời này gặp được Tịnh Độ sẽ không tin tưởng. Gặp được Tịnh Độ tin tưởng, chịu học tập kinh giáo, lại chịu niệm Phật, chứng tỏ trong đời quá khứ chắc chắn quí vị không phải chỉ một đời, mà rất nhiều đời đều là người niệm Phật. Vì sao chưa vãng sanh? Lúc lâm chung bị nghiệp lực dẫn trở lại, sự việc này không khó hiểu, chúng ta suy nghĩ cẩn thận, nếu như chúng ta lúc lâm chung, chúng ta đến cõi nào, nói thật tình, bình tĩnh để quan sát bản thân sẽ rất rõ ràng. Không cần phải hỏi người khác, hiểu được đạo lý này rồi, quí vị liền hiểu được đoạn ác tu thiện quan trọng biết bao !

Tu thiện, thiện là gì? Niệm Phật là thiện. Nhất định phải hiểu rõ đạo lý này. Niệm Phật có thể vãng sanh Tịnh Độ thân cận Phật A Di Đà. Đây là thiện của các điều thiện, không có thiện nào hơn thiện này. Nguồn ác là khởi tâm động niệm, đây là căn nguyên. Cổ đức nói rất hay, “không sợ niệm khởi, chỉ sợ giác chậm”, ý niệm. Một niệm thiện là gốc của ba đường thiện, một niệm ác là gốc của ba đường ác, rất đáng sợ! Vì sao vậy? không ra khỏi sáu nẻo. Đời đời kiếp kiếp nhất định vẫn là làm việc luân hồi. Vậy là khổ quá, không muốn tiếp tục làm nữa, tâm xuất ly liền sanh khởi rồi. Tức là tâm muốn xa lìa sáu nẻo. Ý niệm này tốt. Vậy chúng ta phải chăm chỉ niệm Phật, mọi thời mọi lúc, ý niệm vừa sanh khởi đều là A Di Đà Phật. Ngoài A Di Đà Phật ra không có tạp niệm, đây gọi là công phu thành phiến. Người thông thường thực sự muốn niệm Phật, niệm đến công phu thành phiến, một hai năm chắc chắn có thể làm được, nhất tâm bất loạn thì không hi vọng lắm. Công phu thành phiến có thể làm được, chỉ cần công phu thành phiến thì vãng sanh là điều chắc chắn, lúc lâm chung không cần người khác trợ niệm, không cần người khác giúp đỡ.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment