Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 288
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Không thể y giáo phụng hành, là không được lợi ích chân thật.
Biếng nhác là thông bệnh của tất cả chúng sanh từ xưa đến nay, Bồ Tát cũng không ngoại lệ. Cho nên Phật dạy Bồ Tát sáu khoa mục, chính là lục ba la mật, trong đó có tinh tấn ba la mật, dụng ý rất sâu sắc. Tinh tấn chuyên để đối trị giải đãi, tinh tấn là thiện căn duy nhất của Bồ Tát.
Thiện căn của pháp thế gian có ba loại, đầy đủ ba thiện căn này, là có thể thành tựu tất cả thiện pháp. Ba thiện căn này là không tham không sân không si, thiện của pháp thế gian đương nhiên Bồ Tát đầy đủ. Bồ Tát có thể thành Phật hay không, đoạn phiền não được hay không, then chốt ở chỗ tinh tấn. Vì thế thiện căn của Bồ Tát chỉ có một điều là tinh tấn.
Tinh tấn bắt đầu từ đâu? Vẫn là từ nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, nghĩa là sao? Phàm những ai giải đãi biếng nhác đều do thiếu nhận thức. Đại sư Chương Gia nói: “Phật pháp đại thừa khó hiểu dễ hành”. Chúng ta tự biết mình chưa đủ nhận thức, như vậy phải hạ thủ công phu vào phương diện nhận thức, tinh tấn cầu trí tuệ. Cổ nhân nói rất hay, là thật không phải giả, có đạo lý: Đọc sách ngàn biến, tự hiểu nghĩa của nó.
Chí nguyện vừa xảy ra vấn đề, con người lập tức đọa lạc. Vấn đề này rất nhiều. Ngày xưa không ít, bây giờ càng nhiều. Người bây giờ quả thật không vượt qua được thử thách, hơi có một chút không như ý là không làm nữa, bỏ đi ngay. Người tu đạo chơn chánh là ngày ngày đang khảo nghiệm, người thử thách mình, công việc thử thách mình, vật thử thách mình, xem ta có thông qua chăng?
Người, sự, vật bên ngoài đều đang mê hoặc ta, ta đối với sự mê hoặc bên ngoài thông đạt, thấu triệt, tăng trưởng trí tuệ. Dù sự cám dỗ lớn đến đâu ta cũng như như bất động, đây là tăng trưởng định công. Ngày ngày đang cám dỗ, hợp với ý mình, ta bị nó cám dỗ liền tăng trưởng tâm tham. Không hợp ý mình, nó cám dỗ bên ngoài, làm ta tăng trưởng tâm sân nhuế, sanh khởi tâm oán hận. Như vậy là không vượt qua được thử thách. Quý vị nói mình tu đạo, những ma chướng này đứng một bên cười nhạo, quí vị là giả không phải thật. Vượt qua được sự cám dỗ mới là thật. Cho nên người, sự, vật thử thách mình, đều phải dùng tâm chân thành cung kính cảm ân họ. Không có họ, công phu của mình làm sao thăng tiến được? Làm sao biết được công phu mình có đắc lực hay không? Công phu đắc lực không bị cám dỗ, không bị hoàn cảnh bên ngoài quấy nhiễu. Thanh tịnh bình đẳng giác của mình mới quan trọng, hành vi việc làm của mỗi người họ tự chịu trách nhiệu. Ta không thể thay thế họ, họ cũng không thay thế được ta. Nghiệp nhân quả báo không cách nào trốn thoát, chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi. Nhân thiện nhất định có quả thiện, nhân ác chắn chắn có ác báo.
Thành tựu ba loại nhẫn này, cho nên gọi là nhẫn lực thành tựu”. Thứ nhất là an khổ, an bần lạc đạo. Thứ hai là có thể nhẫn thọ phê bình của tất cả mọi người, đặc biệt là ác ý đều có thể nhẫn chịu. Chẳng những không tính toán, mà còn có tâm cảm ân, điều này rất khó. Phải có tâm cảm ân mới đạt được lợi ích. Vì sao không có tâm cảm ân? Vì không có lợi ích. Được lợi ích, nghe người khác phê bình, nỗ lực phản tỉnh. Có liền thay đổi, không có thì cố gắng hơn. Nếu họ phê bình mà mình có lỗi lầm này, từ đó mình thay đổi, cám ơn vì họ đã nhắc nhở. Nếu không có, càng phải cảm ân, họ đưa ra thử nghiệm này, tôi đã thông qua. Thông qua cuộc thử nghiệm này, cảnh giới mình nâng cao, quý vị có thể không cảm ân được chăng? Còn như họ có ác hành ác nghiệp, họ tạo nghiệp, họ tạo nghiệp giúp ta đi lên. Chẳng những mình cám ơn họ, mà còn có hành động, hồi hướng công đức tu học của mình cho họ, giúp họ giảm nhẹ khổ báo. Đây là điều nên làm, lễ nghĩa của sự giao tiếp.
Nếu không có trí tuệ chân thân, không nhận ra được tầng này. Bị người hủy báng, ta sanh oán hận, tâm khởi oán hận rất phiền phức. Oán hận thì sao? Quả trong tương lai là oan oan tương báo. Oan oan tương báo là không bao giờ dứt, khổ không kể xiết, song phương đều đau khổ. Hiện tượng này hiện tiền, lập tức hóa giải, không còn nữa. Học Phật bao nhiêu năm nay, đây là bản lĩnh nhỏ, thông minh nhỏ, nhất định phải có. Bản lĩnh nhỏ này đều không có, vậy là uổng công học Phật rồi.
Tập 288
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Không thể y giáo phụng hành, là không được lợi ích chân thật.
Biếng nhác là thông bệnh của tất cả chúng sanh từ xưa đến nay, Bồ Tát cũng không ngoại lệ. Cho nên Phật dạy Bồ Tát sáu khoa mục, chính là lục ba la mật, trong đó có tinh tấn ba la mật, dụng ý rất sâu sắc. Tinh tấn chuyên để đối trị giải đãi, tinh tấn là thiện căn duy nhất của Bồ Tát.
Thiện căn của pháp thế gian có ba loại, đầy đủ ba thiện căn này, là có thể thành tựu tất cả thiện pháp. Ba thiện căn này là không tham không sân không si, thiện của pháp thế gian đương nhiên Bồ Tát đầy đủ. Bồ Tát có thể thành Phật hay không, đoạn phiền não được hay không, then chốt ở chỗ tinh tấn. Vì thế thiện căn của Bồ Tát chỉ có một điều là tinh tấn.
Tinh tấn bắt đầu từ đâu? Vẫn là từ nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, nghĩa là sao? Phàm những ai giải đãi biếng nhác đều do thiếu nhận thức. Đại sư Chương Gia nói: “Phật pháp đại thừa khó hiểu dễ hành”. Chúng ta tự biết mình chưa đủ nhận thức, như vậy phải hạ thủ công phu vào phương diện nhận thức, tinh tấn cầu trí tuệ. Cổ nhân nói rất hay, là thật không phải giả, có đạo lý: Đọc sách ngàn biến, tự hiểu nghĩa của nó.
Chí nguyện vừa xảy ra vấn đề, con người lập tức đọa lạc. Vấn đề này rất nhiều. Ngày xưa không ít, bây giờ càng nhiều. Người bây giờ quả thật không vượt qua được thử thách, hơi có một chút không như ý là không làm nữa, bỏ đi ngay. Người tu đạo chơn chánh là ngày ngày đang khảo nghiệm, người thử thách mình, công việc thử thách mình, vật thử thách mình, xem ta có thông qua chăng?
Người, sự, vật bên ngoài đều đang mê hoặc ta, ta đối với sự mê hoặc bên ngoài thông đạt, thấu triệt, tăng trưởng trí tuệ. Dù sự cám dỗ lớn đến đâu ta cũng như như bất động, đây là tăng trưởng định công. Ngày ngày đang cám dỗ, hợp với ý mình, ta bị nó cám dỗ liền tăng trưởng tâm tham. Không hợp ý mình, nó cám dỗ bên ngoài, làm ta tăng trưởng tâm sân nhuế, sanh khởi tâm oán hận. Như vậy là không vượt qua được thử thách. Quý vị nói mình tu đạo, những ma chướng này đứng một bên cười nhạo, quí vị là giả không phải thật. Vượt qua được sự cám dỗ mới là thật. Cho nên người, sự, vật thử thách mình, đều phải dùng tâm chân thành cung kính cảm ân họ. Không có họ, công phu của mình làm sao thăng tiến được? Làm sao biết được công phu mình có đắc lực hay không? Công phu đắc lực không bị cám dỗ, không bị hoàn cảnh bên ngoài quấy nhiễu. Thanh tịnh bình đẳng giác của mình mới quan trọng, hành vi việc làm của mỗi người họ tự chịu trách nhiệu. Ta không thể thay thế họ, họ cũng không thay thế được ta. Nghiệp nhân quả báo không cách nào trốn thoát, chỉ là vấn đề sớm muộn mà thôi. Nhân thiện nhất định có quả thiện, nhân ác chắn chắn có ác báo.
Thành tựu ba loại nhẫn này, cho nên gọi là nhẫn lực thành tựu”. Thứ nhất là an khổ, an bần lạc đạo. Thứ hai là có thể nhẫn thọ phê bình của tất cả mọi người, đặc biệt là ác ý đều có thể nhẫn chịu. Chẳng những không tính toán, mà còn có tâm cảm ân, điều này rất khó. Phải có tâm cảm ân mới đạt được lợi ích. Vì sao không có tâm cảm ân? Vì không có lợi ích. Được lợi ích, nghe người khác phê bình, nỗ lực phản tỉnh. Có liền thay đổi, không có thì cố gắng hơn. Nếu họ phê bình mà mình có lỗi lầm này, từ đó mình thay đổi, cám ơn vì họ đã nhắc nhở. Nếu không có, càng phải cảm ân, họ đưa ra thử nghiệm này, tôi đã thông qua. Thông qua cuộc thử nghiệm này, cảnh giới mình nâng cao, quý vị có thể không cảm ân được chăng? Còn như họ có ác hành ác nghiệp, họ tạo nghiệp, họ tạo nghiệp giúp ta đi lên. Chẳng những mình cám ơn họ, mà còn có hành động, hồi hướng công đức tu học của mình cho họ, giúp họ giảm nhẹ khổ báo. Đây là điều nên làm, lễ nghĩa của sự giao tiếp.
Nếu không có trí tuệ chân thân, không nhận ra được tầng này. Bị người hủy báng, ta sanh oán hận, tâm khởi oán hận rất phiền phức. Oán hận thì sao? Quả trong tương lai là oan oan tương báo. Oan oan tương báo là không bao giờ dứt, khổ không kể xiết, song phương đều đau khổ. Hiện tượng này hiện tiền, lập tức hóa giải, không còn nữa. Học Phật bao nhiêu năm nay, đây là bản lĩnh nhỏ, thông minh nhỏ, nhất định phải có. Bản lĩnh nhỏ này đều không có, vậy là uổng công học Phật rồi.
- Category
- Giảng Pháp
Comments