Chư Phật Bồ Tát không có thiên vị, không có tâm riêng tư.
Ấn Quang đại sư nói, đối với việc học Phật là dựa vào tâm thành kính, chân thành, cung kính. Có một phần chân thành cung kính, đạt được một phần lợi ích. Có mười phần chân thành cung kính sẽ đạt được mười phần lợi ích. Điều này không sai chút nào. Chúng ta cùng học một bộ kinh, cùng đọc một bộ kinh. Có người học rất tốt, nhưng có người thành tích rất tệ. Thử tỷ mỷ quan sát xem nguyên nhân ở đâu? Người thành tích tốt là nhờ cung kính chân thành. Người thành tích không tốt họ rất tuỳ tiện, thành kính của họ rất nhạt nhẻo. Thật sự có thể nhìn thấy được, chứng minh lời của Ấn Quang đại sư nói không sai. Nên chúng ta có thể khẳng định, học thuật của thế và xuất thế gian đều phải dựa vào hai chữ này. Nếu có mười phần thành kính, như vậy rất tốt nhất định mổi ngành đều xuất trạng nguyên, không có cái gì học không tốt.
Người thiếu tâm thành kính, dù cho chư Phật Bồ Tát dạy, hay thánh nhân dạy cũng không dạy được. Vì sao? Vì ta không thể tiếp thu. Thành kính có thể tiếp nhận. Thật sự có thể hấp thụ, mới thật sự có thể đạt được dinh dưỡng phong phú của nó. Câu nói này của Ấn Quang đại sư ở trong “Văn Sớ”, lặp đi lặp lại rất nhiều lần, nên để lại cho chúng ta ấn tượng rất sâu sắc. Từ đó cho thấy, học hành không phải ở chỗ thầy giáo. Mặc dù thầy giáo không tài giỏi, nhưng tự mình có tâm chân thành thì thành tựu chắc chắn vượt qua thầy. Toàn bộ là do cá nhân của mổi người. Đây là sự thật.
Thầy giáo giỏi dạy một đời, nhưng người thật sự có thể nối nghiệp thầy giáo thì không được mấy người. Nguyên nhân gì? Chính là xem học trò có tinh thần kính trọng nghề này không. Người bây giờ gọi tinh thần kính trọng nghề nghiệp, chính là thành kính mà Ấn Quang đại sư nói. Có hay không có mười phần thành kính. Nên Phật Bồ Tát ứng thân là tuỳ theo tâm của chúng sanh, tự nhiên mà có các ứng hoá bất đồng.
Ấn Quang đại sư nói, đối với việc học Phật là dựa vào tâm thành kính, chân thành, cung kính. Có một phần chân thành cung kính, đạt được một phần lợi ích. Có mười phần chân thành cung kính sẽ đạt được mười phần lợi ích. Điều này không sai chút nào. Chúng ta cùng học một bộ kinh, cùng đọc một bộ kinh. Có người học rất tốt, nhưng có người thành tích rất tệ. Thử tỷ mỷ quan sát xem nguyên nhân ở đâu? Người thành tích tốt là nhờ cung kính chân thành. Người thành tích không tốt họ rất tuỳ tiện, thành kính của họ rất nhạt nhẻo. Thật sự có thể nhìn thấy được, chứng minh lời của Ấn Quang đại sư nói không sai. Nên chúng ta có thể khẳng định, học thuật của thế và xuất thế gian đều phải dựa vào hai chữ này. Nếu có mười phần thành kính, như vậy rất tốt nhất định mổi ngành đều xuất trạng nguyên, không có cái gì học không tốt.
Người thiếu tâm thành kính, dù cho chư Phật Bồ Tát dạy, hay thánh nhân dạy cũng không dạy được. Vì sao? Vì ta không thể tiếp thu. Thành kính có thể tiếp nhận. Thật sự có thể hấp thụ, mới thật sự có thể đạt được dinh dưỡng phong phú của nó. Câu nói này của Ấn Quang đại sư ở trong “Văn Sớ”, lặp đi lặp lại rất nhiều lần, nên để lại cho chúng ta ấn tượng rất sâu sắc. Từ đó cho thấy, học hành không phải ở chỗ thầy giáo. Mặc dù thầy giáo không tài giỏi, nhưng tự mình có tâm chân thành thì thành tựu chắc chắn vượt qua thầy. Toàn bộ là do cá nhân của mổi người. Đây là sự thật.
Thầy giáo giỏi dạy một đời, nhưng người thật sự có thể nối nghiệp thầy giáo thì không được mấy người. Nguyên nhân gì? Chính là xem học trò có tinh thần kính trọng nghề này không. Người bây giờ gọi tinh thần kính trọng nghề nghiệp, chính là thành kính mà Ấn Quang đại sư nói. Có hay không có mười phần thành kính. Nên Phật Bồ Tát ứng thân là tuỳ theo tâm của chúng sanh, tự nhiên mà có các ứng hoá bất đồng.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments