189- Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - 2017 (Lần 4)- Phẩm 6 Hòa Thượng Tịnh Không . giảng

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
28 Views
https://quenhacuclac.com/khoachu2014

Hòa thượng: Hải Hiền, Hải Khánh, Lão Đức, những vị này đều chánh niệm. Vì sao vậy? Các Ngài không bị cảnh giới bên ngoài làm dao động, gọi là chánh niệm. Phàm phu chúng ta không đạt được chánh niệm, nhưng khi lâm chung, thời gian này rất ngắn, chính trong thời gian vài phút này, ý niệm có thể quy chánh. Ý niệm quy chánh có nghĩa là gì? Phải nhớ kỹ, lúc này chỉ niệm một câu A Di Đà Phật, ngoài một câu A Di Đà Phật ra, thì buông xả vạn duyên rồi, như vậy chính là “nhưng có thể chánh niệm”. Trên thực tế thì trong thời khắc then chốt này, người có thể chánh niệm cũng không nhiều. Như vậy nói lên điều gì? Phàm phu có thể làm được, không được chánh niệm trong một tiếng đồng hồ, nhưng mười phút thì có thể làm được, trong mười phút, câu Phật hiệu này không xen tạp vọng-tưởng, không xen tạp vọng-niệm, chỉ trong thời gian ngắn như vậy, thì có thể nảy sinh hiệu quả. Mà phương pháp này nhất định phải rèn luyện trong lúc bình thường, khi lâm chung mới nắm chắc; nếu bình thường không rèn luyện, thì khi lâm chung vẫn không nắm chắc. Chúng ta niệm Phật, niệm một tiếng đồng hồ, niệm Phật hai tiếng đồng hồ, có thể có được mười phút không tạp-niệm không? Chính mình phải lưu ý điều này, chúng ta có thể vãng sanh hay không thì hoàn toàn nhờ vào chiêu này, trong hai tiếng đồng hồ niệm Phật, có được mười phút không tạp-niệm. Có tạp-niệm, thì không phải chánh niệm; không có tạp-niệm, thì đây là chánh niệm. Không thể duy trì chánh niệm trong thời gian dài, nhưng có thể duy trì được mười phút, tốt! Thời gian sẽ từ từ tăng thêm, 10 phút đến 15 phút, 15 phút đến 20 phút, như vậy là tiến bộ, công phu tiến bộ. Gốc hoàn toàn nằm ở buông xả, thật sự có thể buông xả, tuyệt đối không lưu luyến.

Quang trung cực tôn, Phật trung chi vương”, đức hiệu của Di Đà Như Lai. Chư Phật Như Lai tán thán đến tột cùng, không còn gì cao hơn nữa, quang trung cực tôn, vô lượng quang; Phật trung chi vương, vô lượng thọ. Niệm câu đức hiệu này chính là niệm vô lượng quang thọ, vô lượng quang là không gian, vô lượng thọ là thời gian, cả thời gian và không gian đều bao gồm trong một câu danh hiệu. Đây là đức bổn, phải nhận biết điều này. Chúng ta phải tích lũy công đức, tranh thủ từng giây từng phút, đừng bỏ lỡ thời gian. Tranh thủ như thế nào? Mỗi phút mỗi giây đều là A Di Đà Phật, ngoài A Di Đà Phật ra, điều gì cũng không để trong tâm, trong cuộc sống thường ngày thì tùy duyên qua ngày, tự tại biết mấy. Tâm địa thanh tịnh, không nhiễm một bụi trần, thật sự tương ưng với đề kinh của kinh này: thanh tịnh, bình đẳng, giác mà không mê, như vậy là tích công lũy đức, đây là thật sự đoạn ác tu thiện. Có trở ngại công việc và sinh hoạt của chúng ta không? Không hề trở ngại. Lão Hòa thượng Hải Hiền đã làm tấm gương tốt nhất cho chúng ta xem, sinh hoạt, không đánh mất Phật hiệu; mặc áo ăn cơm, không đánh mất Phật hiệu, vẫn đang niệm Phật; làm việc cũng đang niệm Phật; đối nhân xử thế tiếp vật, hoan hỷ vui cười, vẫn đang niệm Phật, thật tuyệt diệu!
Người xưa nói: “Niệm kinh không bằng niệm chú, niệm chú không bằng niệm Phật”, niệm Phật không bằng niệm A Di Đà Phật. Quý vị xem có kỳ diệu không? Vì sao vậy? Kinh quá dài, không dễ niệm, chú ngắn hơn kinh, nhưng Phật hiệu còn ngắn hơn chú, càng đơn giản càng tốt. Đại sư Liên Trì cả đời niệm Phật, chỉ niệm bốn chữ. Người khác hỏi Ngài, Ngài niệm Phật thế nào? Tôi niệm bốn chữ “A Di Đà Phật”. Ngài dạy người khác thế nào? Dạy người khác niệm sáu chữ, dạy người khác niệm “Nam Mô A Di Đà Phật”. Vì sao Ngài dạy người khác niệm sáu chữ, mà Ngài lại niệm bốn chữ? Tôi tin sâu nguyện thiết, cầu sanh Tịnh-độ, Phật dạy chúng ta chấp trì danh hiệu, tôi chỉ niệm danh hiệu, đơn giản rõ ràng, tôi thật sự muốn vãng sanh. Dạy người khác, người khác chưa chắc phát tâm cầu sanh Tịnh-độ, thêm chữ Nam Mô, Nam Mô có nghĩa là quy y, có nghĩa là quy mạng, là lời khách sáo, lời cung kính. Tôi thật sự muốn vãng sanh thì không cần khách sáo, nên bỏ lời khách sáo rồi; họ vẫn chưa muốn vãng sanh, thêm chữ Nam Mô, đây là điểm khác biệt. Trên thực tế đều là đang giáo hóa chúng sanh, các vị Tổ sư từ bi, ứng cơ thí giáo, làm ra tấm gương cho chúng ta xem.
Cho nên phải tìm được đức bổn, thật sự hiểu rằng đoạn ác tu thiện, tích công lũy đức chính là câu danh hiệu A Di Đà Phật này. Nếu quý vị nhận biết, nếu quý vị thể hội được, thì không tìm được điều gì khác có thể sánh bằng. Thật sự làm sáng tỏ, làm rõ ràng, bốn chữ này như có được bảo vật. Tôi cần gì? Tôi chỉ cần bốn chữ này, ngoài bốn chữ này ra thì tôi chẳng cần gì cả. Như vậy là chân thật niệm Phật, người như vậy chắc chắn được vãng sanh, công đức viên mãn trong một đời, câu Phật hiệu này bao gồm tất cả. Đừng vọng-tưởng, tôi niệm A Di Đà Phật thì đắc tội với Thích Ca Mâu Ni Phật rồi, quý vị xem tôi không niệm Ngài, đắc tội với Phật Dược Sư rồi, khi tôi bị bệnh Ngài không chiếu cố tôi. Hình như chúng ta đã phân công chư Phật rồi, vị Phật nào quản việc gì, không được đắc tội vị nào cả, sai rồi, hoàn toàn sai lầm.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment