187 - Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú 2014 - 2017 (Lần 4)- Phẩm 6. Hòa Thượng Tịnh Không . giảng

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
13 Views
Tin hiểu các pháp đều như mộng ảo, chẳng có chẳng không, quên hết lời nói, dứt bặt suy nghĩ). Bốn câu nói này, tôi hy vọng các đồng tu hãy ghi nhớ, quý vị thường ghi nhớ trong tâm để quán tưởng, sẽ có sự giúp đỡ rất lớn với quý vị. Vì vậy phải tin, phải lý giải được kinh giáo của Như Lai, điều này rất quan trọng.

Kinh giáo của Phật dạy điều gì? Chính là dạy chúng ta, tất cả pháp là giả, không phải là thật. Đều như mộng ảo, trong Kinh Kim Cang nói: Nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh, như lộ diệc như điện, ưng tác như thị quán” (Tất cả pháp hữu vi, như mộng ảo bọt bóng, như sương cũng như chớp, nên quán sát như vậy), quý vị sẽ buông xả, buông xả rất tự nhiên, buông xả rất vui vẻ, không chấp-trước nữa. Chúng ta nghĩ về hôm qua, hôm qua trôi qua rồi, không tìm lại được nữa. Một giờ trước, một phút trước còn có thể trở lại sao? Không thể, thật sự là một giấc mộng. Đời người ở thế gian có mộng đẹp, có ác mộng, mộng đẹp, ác mộng không phải từ bên ngoài mà có, mà từ nội tâm bản thân sanh ra. Tâm địa lương thiện, không nhiễm một bụi trần, đây là người tu hành chân chánh, họ ở trong giấc mộng này là mộng tốt, mộng đẹp. Vì sao vậy? Thường xuyên niệm Phật Bồ-tát, thường xuyên nghĩ Tịnh-độ, tốt! Phàm phu thông thường thấy ác mộng, vì sao vậy? Hằng ngày họ nghĩ xã hội động loạn, hằng ngày nghĩ trên trái đất nhiều tai biến như vậy, lại không có chỗ để tránh, thân tâm bất an, đây chính là ác mộng. Thành thật niệm Phật, nhất tâm hướng về thế giới Tây Phương Cực Lạc, tai nạn có nạn hay không nạn cũng đừng quan tâm đến, không để trong tâm. Thật sự có nạn, vui mừng, tôi đến thế giới Cực Lạc đây, họ không có sợ hãi, không có âu lo, thật sự vui vẻ! Đây đều là thật, không phải giả. Vì vậy khi lão Hòa thượng Hải Hiền khuyên người khác thường xuyên nói câu này: “Chăm chỉ niệm Phật, thành Phật là thật”.

Tu Tịnh-độ thì phát tâm Bồ-đề rất quan trọng, phẩm Tam Bối Vãng Sanh phía sau chúng ta sẽ thấy được, bất luận là thượng bối, trung bối, hạ bối, điều kiện vãng sanh là hai câu nói “phát tâm Bồ-đề, nhất hướng chuyên niệm”, chẳng thể không phát tâm, không phát tâm thì chẳng thể vãng sanh. Phát tâm thì phải phát tâm chân thật, không thể phát tâm giả. Vừa muốn vãng sanh thế giới Cực Lạc, lại còn lưu luyến thế giới này, như vậy không phải là tâm Bồ-đề. Vẫn còn chút ít lưu luyến thế giới này, thì tâm Bồ-đề sẽ bị hủy hoại, chẳng thể không biết điều này, nếu không biết, vẫn còn một chút lưu luyến, chúng ta niệm Phật niệm cả đời đến sau cùng không thể vãng sanh, oan uổng! Vì sao không thể vãng sanh? Giấc mộng này, giả tướng như mộng ảo bọt bóng, quý vị còn lưu luyến nó, quý vị còn không nỡ rời khỏi nó, thì quý vị sai rồi, đây chính là sự ô nhiễm nghiêm trọng trong Tự-tánh của quý vị. Đoạn ác, không tạo tội nghiệp; tu thiện, phương tiện giúp người khác, mà không để điều thiện này trong tâm. Làm mà không làm, không làm mà làm. Làm, làm việc thiện này cũng giống như không làm vậy, trong tâm sạch sẽ, trong tâm chỉ đơn thuần một câu Phật hiệu này là tốt rồi, đừng nghĩ đến những điều đó, nghĩ thì hoàn toàn sai rồi. Thân thể khỏe mạnh thì niệm Phật, thân thể không khỏe cũng niệm Phật, đừng vọng-tưởng. Khỏe mạnh, thì tùy duyên giúp chúng sanh khổ nạn, không khỏe thì cầu vãng sanh Tịnh-độ. Nếu quý vị vẫn còn phước báo, sẽ hồi phục rất nhanh, hoặc là được sự gia trì của A Di Đà Phật, A Di Đà Phật muốn quý vị biểu pháp, những người giống như lão Hòa thượng Hải Hiền rất nhiều. Ngài đang biểu pháp, vết tích cũng không để lộ, người phàm thông thường nhìn không ra, đợi Ngài đi rồi, tướng tốt hy hữu, quý vị mới dần dần thể hội được, khi quý vị nghĩ ra thì Ngài đã đi rồi. Những điều này đều nói tùy sự, chẳng thể không làm. Đại sư Ngẫu Ích nói rất rõ ràng, thật tin, thật nguyện, tôi thật sự tin có thế giới Cực Lạc, tôi thật sự tin có A Di Đà Phật, tôi thật sự tin 48 nguyện độ chúng sanh chân thật không hư dối, nhất tâm hướng về thế giới Tây Phương, vậy là đúng, quý vị nhất định vãng vanh. Việc của thế gian này có cần quan tâm đến không? Có thể quan tâm đến, nhưng đừng để trong tâm. Quan tâm là gì? Lợi ích chúng sanh. Có duyên thì phải giúp đỡ, không có duyên thì đừng phan duyên, phan duyên là sai rồi. Có duyên thì làm, không có duyên thì thôi. Làm, vẫn niệm Phật, không làm cũng niệm Phật, ý niệm niệm Phật cầu vãng sanh này không thể gián đoạn, vậy là đúng rồi, tâm Bồ-đề lý sự này đều viên mãn.

Tuyệt đối đừng chấp tướng thế gian, tuyệt đối không vì danh văn lợi dưỡng, càng không thể ham muốn hưởng thụ. Danh cũng là hưởng thụ, vì sao vậy? Động ý niệm này là nhân của luân hồi, quý vị đoạn ác là lìa nhân của ba đường ác, tu thiện là nhân muốn được phước báo trời người, vậy là sai rồi, không tương ưng với tánh đức, tương ưng với lục đạo luân hồi. Tuy là trước tiên sanh vào trời người, hưởng phước báo trời người, nhưng không ra khỏi luân hồi, không ra khỏi luân hồi thì chắc chắn tạo nghiệp luân hồi, tạo nghiệp luân hồi thì làm sao có thể vãng sanh thế giới Cực Lạc? Chẳng thể không biết những nhân quả này.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment