03-- Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm -Lễ Thứ 3 - Giảng Thuật Lão Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
18 Views
Truyền hình quí vị ngày ngày đều mở, tôi không xem. Tôi mấy mươi năm rồi không xem ti vi, không nghe đài phát thanh, cũng mấy mươi năm rồi không xem báo chí, không xem tạp chí. Tôi có quyền không xem. Quí vị ngày ngày xem những thứ này, quí vị có thể không bị ảnh hưởng được sao? Cổ nhân nói rất hay: “biết nhiều chuyện thì phiền não nhiều”. Quí vị ngày ngày xem những thứ này, quí vị làm sao mà không sanh phiền não được? Quí vị làm sao mà có thể đắc được chánh định tụ? Tất cả đều cự tuyệt không xem nữa, tôi ngày ngày xem kinh Phật, ngoài kinh Phật ra không xem gì khác, như vậy tâm mới có thể định lại được, không bị truyền nhiễm. Nếu như ngày ngày xem những thứ đó, tiếp xúc những thứ đó, thì quí vị bị loạn lâu rồi, chẳng những không thể vãng sanh, ngay cả kinh điển giáo nghĩa cũng không hiểu, xem cũng xem không hiểu. Vì sao vậy? Nhân tâm loạn rồi, tâm cung kính không còn nữa, không có tâm cung kính tuy có nghe giảng, tuy có đọc kinh, cũng rất khó đạt được lợi ích. Tâm họ để đâu đâu, họ không thể hấp thu. Cho dù có niệm Phật, một tràng hạt 108 tiếng danh hiệu Phật, họ cũng niệm không nổi. Họ niệm mấy tiếng liền quên mất, lại nghĩ những thứ khác, một tràng hạt cũng niệm không xong, thì một ngày làm sao mà niệm được mấy vạn tiếng?
Lão cư sĩ Hoàng NiệmTổ lúc vãng sanh, nửa năm đó, ông nói với tôi, ông mỗi ngày niệm 140.000 tiếng danh hiệu Phật. Đó là gì? Chánh định tụ. Niệm Phật đạt đỉnh điểm rồi, những tạp niệm đều niệm đi hết.
Chúng ta tu học không thể lo sợ, xả bỏ thân mạng cũng không hề gì, nhưng phải làm đến cùng. Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ khi viết Chú giải này bị trọng bệnh, không phải bệnh nhẹ. Mỗi người xem thấy đều mong muốn ông nghỉ ngơi, ông quá mệt rồi suốt ngày từ sớm đến tối ngồi trên bàn viết, bên cạnh bàn viết chất đầy một đống tư liệu tham khảo. Tôi cũng kinh ngạc trước tư liệu chất nhiều đến như vậy, tôi hỏi ông:
- “Tư liệu nhiều như vậy từ đâu mà có vậy?”
- “Cảm ứng không thể nghĩ bàn”, ông trả lời.
Đều là do một số người mang đến tặng cho ông. Nếu bạn có muốn tìm cũng tìm không ra. Chúng ta học một thứ nào đó, tìm mười mấy hai mươi loại tư liệu tham khảo, đều phải tìm một hai năm. Nhưng bạn thấy tư liệu tham khảo của ông: Kinh luận 83 loại, trước tác của Tổ sư đại đức 110 loại, tổng cộng dùng tư liệu tham khảo là 193 loại. Chúng ta chính mắt xem thấy có thể không bội phục hay sao? Năm vóc sát đất, không còn lời gì để nói.
Ông mang lấy trọng bệnh đây đều là thị hiện cho chúng ta xem, thị hiện thay chúng sanh khổ, thị hiện dõng mãnh tinh tấn, không sợ ma bệnh, không lo tuổi già, không chịu ngơi nghỉ. Sau khi viết xong Chú giải, ông vẫn thường hay tu sửa mãi đến khi xong định bản. Chúng tôi quen biết nhau rất lâu, nếu như ông còn lo lắng đến sức khoẻ của chính mình thì mỗi ngày thời gian làm việc nhất định, cũng có thời gian nghỉ ngơi nhất định, vậy thì Chú giải này của ông phải kéo dài rất nhiều năm. Nhưng ông sáu năm hoàn thành Chú giải này, còn nếu nghỉ ngơi mà nói thì phải mất 20 năm, ông không thể nghỉ ngơi, ông vì Chánh pháp Cửu Trụ, vì truyền thừa của Tịnh Tông muốn làm ra hy sinh phụng hiến. Ông rất nhiều lần phát bệnh nghiêm trọng vẫn không chịu nghỉ ngơi. Nếu chúng ta hiểu rõ tình huống chân thật đối với Chú giải này, thì mỗi lần mở ra liền nghĩ ngay đến tình hình của ông vào lúc đó, ông vì ai? Vì chúng ta. Vì để tiện lợi người sau ông biên tập cái tư liệu tham khảo này, để đối với việc học tập thì thuận tiện quá nhiều. Hy vọng mọi người đều có thành tựu giống như lão hoà thượng Hải Hiền vậy, Chánh pháp liền hồi phục, chúng sanh đạt được lợi ích chân thật.
Lão cư sĩ Hoàng NiệmTổ lúc vãng sanh, nửa năm đó, ông nói với tôi, ông mỗi ngày niệm 140.000 tiếng danh hiệu Phật. Đó là gì? Chánh định tụ. Niệm Phật đạt đỉnh điểm rồi, những tạp niệm đều niệm đi hết.
Vô Lượng Quang Thọ, thị ngã Bổn-giác”(Vô Lượng Quang Thọ là Bổn-giác của ta). Vô Lượng Quang Phật, Vô Lượng Thọ Phật chính là A Di Đà Phật, bốn chữ A Di Đà Phật là tiếng Phạn, dịch sang ý nghĩa Trung Hoa thì: A dịch là Vô, Di Đà dịch là Lượng, Phật dịch là Giác, trong Giác thì có Quang, Quang tiêu biểu cho trí huệ, lại có Thọ, Thọ tiêu biểu phước báo, có Quang, có Thọ. Chúng ta hy vọng chính mình có trí huệ, hy vọng chính mình mạnh khỏe sống lâu, thì hai câu nói này là dạy cho chúng ta: là cầu được, không phải không cầu được. A Di Đà Phật chính là Vô Lượng Quang Thọ, là Bổn Giác của ta, Ngài ở trong tâm ta, không ở ngoài tâm. Người người đều có thể tu, ai ai đều có thể thành tựu. Tại sao không chịu tu? Vì không làm rõ ràng, không làm sáng tỏ. Thật làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi, thì quý vị quyết một lòng niệm câu Phật hiệu đến cùng, không chuyển hướng nữa, không có vọng tưởng nữa, không có tạp niệm nữa, buông xuống cả thảy vọng tưởng tạp niệm, chỉ một câu Phật hiệu này.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment