02-- Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm -Lễ Thứ 2 - Giảng Thuật Lão Cư Sĩ Hoàng Niệm Tổ.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Hiện nay, chúng ta ngoài bộ “Đại Kinh Giải Khoa Chú” là bộ chủ tu ra, còn có hai bộ khác để hỗ trợ. Một bộ là quyển “Phật Lai Tam Thánh Vĩnh Tư Tập”, nói về Hải Hiền lão Hòa thượng, cũng có đĩa DVD đính kèm. Đây là một bộ tư liệu tham khảo. Còn một bộ khác chính là “Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm” của lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ. Quyển này cũng không thể nghĩ bàn, vô cùng hy hữu khó được. Bộ Kinh này, tất cả chư Phật đều nói là khó tin nhưng dễ hành. Đúng là khó tin! Học thì xem ra không khó, rất dễ, rất đơn giản.
Sau hai năm tuyên giảng Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, Niệm công bèn ngậm cười về Tây, vì thế Báo Ân Đàm có thể nói là sự nỗ lực việc làm cuối đời của cụ.
Lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ vào cuối đời, sau cùng ngài có một lần giảng giải Tịnh Tu Tiệp Yếu do lão Cư sĩ Hạ Liên Cư biên soạn cho các đồng học, đó chính là bản khóa tụng đơn giản nhất của tu Tịnh-độ, chỉ có 32 lễ. Trong 32 lễ là lễ những gì ? Liên Công nói rất rõ ràng, thế nhưng những người mới học chúng ta xem không hiểu, nên Niệm lão đem sách đó giải thích giảng giải, lưu truyền ra. Ngài giảng được rất tường tận, chính là quyển sách này: Tịnh Tu Tiệp Yếu Báo Ân Đàm, quý vị thấy phân lượng không ít. Chúng ta nên đối xử với bộ sách này như là Kinh Vô Lượng Thọ, bởi giá trị của sách này ngang bằng với Kinh Vô Lượng Thọ, hoàn toàn căn cứ vào Kinh Vô Lượng Thọ, đó là quyển sách giới thiệu đơn giản nhất cho Kinh Vô Lượng Thọ. Chúng ta muốn học sách này, thì phải đọc bao nhiêu lần? Tôi khuyên mọi người ít nhất phải niệm một ngàn lần. Quý vị niệm 1000 lần rồi, thì quý vị sẽ thật thà, quý vị sẽ nghe lời, quý vị sẽ thật làm. Làm sao có thể làm được thật thà, nghe lời, thật làm? Hãy niệm quyển sách này 1000 lần, thì tự tự nhiên nhiên lão thật thôi. Tại sao vậy? Vì quý vị đạt được A Mi Đà Phật gia trì, thì quý vị thật sự có thể thông đạt toàn bộ Phật Pháp rồi, biết tất cả những gì Thích Ca Mâu Ni Phật đã làm trong 49 năm, đó là tiểu bản về Phật học khái yếu, Phật học khái luận, thì quý vị sẽ quyết chắc một lòng lựa chọn: tín nguyện trì-danh, vãng sanh Tịnh-độ, quý vị sẽ chắc chắn được sanh Thế giới Cực Lạc.
Một câu A Mi Đà Phật, xác thực là bao gồm vô lượng pháp môn rốt ráo viên mãn của chư Phật Bồ Tát, niệm Phật có thể được vậy. Tại sao? Quý vị không cần đi niệm quý ngài, vì quý ngài ở trong Phật hiệu, quý ngài không ở ngoài Phật hiệu, Phật hiệu bao gồm quý ngài rồi. Tất cả chư Phật Bồ-tát, tất cả kinh điển Đại Tiểu-thừa, Tông môn Giáo hạ, Hiển giáo Mật giáo, cả thảy đều ở trong một câu danh hiệu A Mi Đà Phật. Quý vị niệm một câu Phật hiệu này, lão lão thật thật niệm, thì đều niệm toàn bộ rồi, một chút cũng không thiếu; quý vị muốn thêm một chút vào trong đó, tăng thêm một tí thì xong rồi, là quý vị đem phá hỏng toàn bộ rồi. Tôi nói lời chân thật với mọi người: là không thể được.
Tôi đã học Phật 65 năm, hiểu rõ rồi. Đặc biệt là dạo gần đây, tôi thích xem sách Báo Ân Đàm của lão Cư sĩ Hoàng Niệm Tổ, tôi xem gần 100 lần, thật sự làm rõ ràng, làm sáng tỏ rồi. Công đức Phật hiệu không thể nghĩ bàn, mọi người nghe đến quen tai, cũng đều biết nói, nhưng không biết ý nghĩa, cho nên công phu của quý vị không đắc lực. Trong câu Phật hiệu của quý vị còn xen lẫn bao nhiêu là vọng tưởng, bao nhiêu là tạp niệm, bao nhiêu phân biệt, bao nhiêu chấp trước, vì vậy Phật hiệu không đắc lực. Lão Hòa thượng Hải Hiền niệm Phật, là tiếng tiếng đắc lực, câu câu đắc lực, tại sao vậy? Vì ngài không có vọng tưởng, không có tạp niệm, ngài chỉ có: thanh tịnh, bình đẳng, giác. Thanh tịnh bình đẳng giác là gì? Thanh tịnh bình đẳng giác là tự-tánh, là tánh-đức.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment