Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 438
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Phật nói về điều này ngài dùng đến mấy mươi danh từ. Nếu chúng ta hỏi một vấn đề, vì sao Phật dùng nhiều danh từ thuật ngữ như vậy? Đây là phương tiện thiện xảo ngài dùng trong lúc giáo hóa, dạy chúng ta không nên chấp trước tướng danh tự, chỉ cần hiểu ý là được rồi, không chấp vào danh tướng. Hoàn toàn tương đồng với thái độ học tập Phật trong Khởi Tín Luận Mã Minh Bồ Tát nói.
Học Phật một bên là đọc tụng, một bên là nghe giảng. Đọc kinh điển của Phật không chấp trước tướng văn tự, không chấp vào tướng danh tự, không chấp trước tướng tâm duyên, như vậy là đúng. Nghe giảng cũng như vậy, nghe giảng không chấp vào tướng ngôn thuyết. Ngôn ngữ nói nhiều, nói ít, nói cạn, nói sâu đều không quan trọng. Không nên chấp trước ngôn ngữ, không nên chấp trước danh từ, không nên chấp trước tâm duyên, tâm duyên là gì? Khi nghe xong tôi cho rằng điều này có nghĩa như thế nào, như vậy là không được, đây gọi là tâm duyên. Quý vị cho rằng đây là ý gì, đó là ý của quý vị, không phải ý của Phật, nhất định phải hiểu điều này. Vì Phật Bồ Tát các ngài không có ý nào cả, quý vị nghe ra được ý nghĩa, như vậy mới lạ. Phật Bồ tát không có ý gì, quý vị làm sao có thể nghe ra được ý nghĩa trong đó? Nên điều này chỉ có thể dùng tâm lãnh hội, dùng tâm để ngộ, không thể dùng lời nói để truyền, không nói ra được, đây là điểm vi diệu của Phật pháp. Dần dần ta lãnh hội được nó, không cần nghĩ về nó. Nghĩa là không cần dùng phân biệt, không cần dùng chấp trước, không cần dùng tưởng tượng. Như vậy quý vị sẽ hoàn toàn sai, càng nghĩ càng sai. Không nghĩ là đúng, nghĩ đến là sai. Cho nên Phật pháp cần dùng trực giác. Không hiểu cũng không sao, không hiểu thì tiếp tục học, đây chính là điều cổ nhân nói, đọc sách nghìn biến nhưng chính mình phải hiểu được nghĩa của nó. Không nên nghĩ tôi đã lãnh hội được ý nghĩa, vì sao? Khi đọc được một ngàn biến, y theo phương pháp trong Khởi Tín Luận, tâm ta sẽ được định. Dùng phương pháp này tu định, nhập định. Định đến trì độ nhất định thì trí tuệ liền khai, trí tuệ tự nhiên khai mở nên người biết nghe kinh đi nghe kinh, người biết đọc kinh đi đọc kinh, là gì? Tu thiền định. Vì quý vị không chuyên tâm nghe, không chuyên tâm đọc, trong tâm sẽ có tạp niệm, có vọng tưởng. Dùng phương pháp này đoạn tận vọng tưởng và tạp niệm, khiến tâm định lại.
Tâm định quý vị xem kinh văn hay nghe giảng đều là trí tuệ. Nghe một cách rõ ràng minh bạch, không nghe nhầm, không đọc sai, đây là tu huệ. Không có tạp niệm, không có vọng tưởng, đây là tu định. Cho nên đọc kinh, nghe giảng đều là cùng học định tuệ. Hai tiếng, tu hai tiếng định tuệ. Giữ quy cũ chính là trì giới. Ở đây muốn nói, trong hai tiếng đồng hồ này đã hoàn thành tam học giới định tuệ, đây là Phật pháp. Điều này trong cách dạy học của thế gian không tìm thấy.
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư.
Phật nói về điều này ngài dùng đến mấy mươi danh từ. Nếu chúng ta hỏi một vấn đề, vì sao Phật dùng nhiều danh từ thuật ngữ như vậy? Đây là phương tiện thiện xảo ngài dùng trong lúc giáo hóa, dạy chúng ta không nên chấp trước tướng danh tự, chỉ cần hiểu ý là được rồi, không chấp vào danh tướng. Hoàn toàn tương đồng với thái độ học tập Phật trong Khởi Tín Luận Mã Minh Bồ Tát nói.
Học Phật một bên là đọc tụng, một bên là nghe giảng. Đọc kinh điển của Phật không chấp trước tướng văn tự, không chấp vào tướng danh tự, không chấp trước tướng tâm duyên, như vậy là đúng. Nghe giảng cũng như vậy, nghe giảng không chấp vào tướng ngôn thuyết. Ngôn ngữ nói nhiều, nói ít, nói cạn, nói sâu đều không quan trọng. Không nên chấp trước ngôn ngữ, không nên chấp trước danh từ, không nên chấp trước tâm duyên, tâm duyên là gì? Khi nghe xong tôi cho rằng điều này có nghĩa như thế nào, như vậy là không được, đây gọi là tâm duyên. Quý vị cho rằng đây là ý gì, đó là ý của quý vị, không phải ý của Phật, nhất định phải hiểu điều này. Vì Phật Bồ Tát các ngài không có ý nào cả, quý vị nghe ra được ý nghĩa, như vậy mới lạ. Phật Bồ tát không có ý gì, quý vị làm sao có thể nghe ra được ý nghĩa trong đó? Nên điều này chỉ có thể dùng tâm lãnh hội, dùng tâm để ngộ, không thể dùng lời nói để truyền, không nói ra được, đây là điểm vi diệu của Phật pháp. Dần dần ta lãnh hội được nó, không cần nghĩ về nó. Nghĩa là không cần dùng phân biệt, không cần dùng chấp trước, không cần dùng tưởng tượng. Như vậy quý vị sẽ hoàn toàn sai, càng nghĩ càng sai. Không nghĩ là đúng, nghĩ đến là sai. Cho nên Phật pháp cần dùng trực giác. Không hiểu cũng không sao, không hiểu thì tiếp tục học, đây chính là điều cổ nhân nói, đọc sách nghìn biến nhưng chính mình phải hiểu được nghĩa của nó. Không nên nghĩ tôi đã lãnh hội được ý nghĩa, vì sao? Khi đọc được một ngàn biến, y theo phương pháp trong Khởi Tín Luận, tâm ta sẽ được định. Dùng phương pháp này tu định, nhập định. Định đến trì độ nhất định thì trí tuệ liền khai, trí tuệ tự nhiên khai mở nên người biết nghe kinh đi nghe kinh, người biết đọc kinh đi đọc kinh, là gì? Tu thiền định. Vì quý vị không chuyên tâm nghe, không chuyên tâm đọc, trong tâm sẽ có tạp niệm, có vọng tưởng. Dùng phương pháp này đoạn tận vọng tưởng và tạp niệm, khiến tâm định lại.
Tâm định quý vị xem kinh văn hay nghe giảng đều là trí tuệ. Nghe một cách rõ ràng minh bạch, không nghe nhầm, không đọc sai, đây là tu huệ. Không có tạp niệm, không có vọng tưởng, đây là tu định. Cho nên đọc kinh, nghe giảng đều là cùng học định tuệ. Hai tiếng, tu hai tiếng định tuệ. Giữ quy cũ chính là trì giới. Ở đây muốn nói, trong hai tiếng đồng hồ này đã hoàn thành tam học giới định tuệ, đây là Phật pháp. Điều này trong cách dạy học của thế gian không tìm thấy.
- Category
- Giảng Pháp
Comments