VIỆC SANH TỬ LÀ MỘT KỲ THI KHÔNG THỂ LẶP LẠI - Bi kịch Niệm Phật cả đời không thể Vãng Sanh -PHẦN 2

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
15 Views
Về vấn đề này nhất định phải xử lý nghiêm túc, không được có chút lơ là bất cẩn nào. Bởi vì vãng sanh, một người một đời chỉ có cơ hội một lần, nhất định phải nắm chắc. Tuyệt đối không được để tình thân ảnh hưởng việc lớn vãng sanh.

Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, phải nuôi dưỡng tập khí niệm Phật, khi lâm mạng chung mới dễ niệm ra danh hiệu Phật. Bình thường không niệm Phật, đến lúc lâm chung e không niệm được. Niệm Phật suốt một đời, mà đến cuối đời không niệm được thì thật đáng tiếc.
Khi tôi mới xuất gia, gặp được một vị cư sĩ, tôi không nhớ tên của vị này là gì. Khoảng hơn 50 năm trước, tôi xuất gia ở chùa Lâm Tế. Chùa Lâm Tế có một hội niệm Phật, ông ta là phó hội trưởng. Một tuần lễ, họ tổ chức niệm Phật ở chùa Lâm Tế một lần, ông ta làm duy na, dẫn chúng rất tốt, rất kiền thành. Nhưng khi lâm mạng chung, tướng của ông ta rất khó coi, ông ta sợ chết. Lúc đó ông bảo người nhà không được niệm Phật A Di Đà, mà niệm Bồ Tát Quán Thế Âm, ông ta còn muốn được sống. Cho nên người này không vãng sanh được, thật đáng tiếc. Quý vị xem, phó hội trưởng của hội niệm Phật, đến lúc đó còn tham sống sợ chết. Mỗi tuần dẫn chúng niệm Phật, bản thân ông ta cũng niệm, vậy mà không thể nuôi dưỡng tập khí niệm Phật. Vì thế khi lâm mạng chung không thể làm chủ, bao nhiêu người đều cảm thấy tiếc cho ông ta.

Quý vị biết tôi có gặp một cụ già sắp vãng sanh, nguyên nhân mà đi không thành, là trong túi có 6000 tệ, không biết nên cho đứa con trai nào, có 3 người con trai, sau đó cứ nắm lấy mãi, hơi thở đó không đứt được. Sau đó pháp sư đã khai thị cho ông cụ, nói cụ muốn cho con cả? Nghĩ một chút rồi lắc đầu, cho con thứ, cũng lắc đầu. Cho con út? Sau đó mới gật dầu, nhưng con út vẫn chưa tới, cụ liền muốn gọi điện hối con út tới, sau khi tới rồi thì đưa tiền cho anh ấy, đưa xong rồi lại không an tâm, mọi người không biết nguyên nhân gì khiến cụ không an tâm, bởi vì lúc đó ông cụ đã không nói được nữa rồi, pháp sư đã khai thị cho cụ, nói có phải cụ đang lo lắng, cho 6000 tệ không đủ không? Gật đầu. Sau đó pháp sư nói không đủ cũng phải ra đi, cụ cũng không còn tiền nữa rồi, để anh con út tự mình kiếm tiền. Việc này vẫn là thuộc về chuyện khá là đơn giản, lần này chúng ta nghe Thanh Công giảng dạy, năm ngoái chúng tôi ở Australia, tôi đã nghe luật sư Quả Thanh kể qua một công án đó. Bà cụ này cả đời đều luôn niệm Phật, niệm đến lúc ra đi, lúc sắp vãng sanh, vẫn đang niệm Phật, đột nhiên đôi mắt nhìn về hướng cái sân ngoài kia, liền không niệm nữa, không niệm nữa, mọi người liền theo ánh mắt bà cụ mà tìm, cũng không tìm thấy gì, nên hỏi cụ là tại sao cụ không niệm nữa? Cụ mới nói với mọi người một câu rằng, chỉ vào bầu trời đó, trời sắp mưa rồi, nói là nho khô vẫn chưa dọn vào. Cụ còn vướng bận đống nho khô đang phơi ở nhà, vẫn chưa dọn vô, Phật hiệu liền bị gián đoạn.

Những việc mà chúng ta bận tâm có những lúc là quý vị bất khả tư nghì. Bây giờ chúng ta cảm thấy đây là một chuyện cười, nhưng đến một ngày khi quý vị ra đi đó, không có một việc gì là chuyện cười hết, tức là một việc nhỏ rất là vi tế liền có thể kéo quý vị quay về lục đạo luân hồi, kéo quý vị quay về lục đạo luân hồi thì quá dễ dàng, còn quý vị vãng sanh thì không dễ dàng như vậy. Hôm qua tôi nghe rất nhiều đồng học đều nói, không sao hết, rất đơn giản. Việc đó nói rất đơn giản, đó là đã buông bỏ hết, tôi rất là tán thán, bất luận là tình chấp, bất luận là sự bận tâm một chút xíu xiu của quý vị đều không hề vướng bận, quý vị ngồi ở đây, trong nhà bị hỏa hoạn quý vị cũng không có phản ứng gì, nói con của quý vị bị xe đụng rồi quý vị cũng không cảm giác gì, đó là đã buông bỏ toàn bộ, chỉ có 1 câu Phật hiệu. Chúng ta chưa đạt đến trình độ đó thì không thể nào khinh suất, phải không ngừng tu tập. Quý vị tu một phần thì đắc một phần, quý vị không tu, quý vị nói mình đắc rồi là việc không thể nào.


Các vị, việc sanh tử là một kỳ thi không thể lặp lại. Nghe cho rõ, việc lớn sanh tử này là một kỳ thi không thể lặp lại, chỉ có thể thi một lần, sao các vị lại giao phó một kỳ thi nghiêm túc và quan trọng như vậy cho một Pháp môn mà các vị chẳng hiểu rõ cho lắm để đối mặt chứ? Nếu như các vị không thể xác định cách tu Pháp môn Tịnh-độ như vậy tuyệt đối có thể giúp các vị vãng sanh, vậy thì các vị sao có thể dễ dàng, không chịu trách nhiệm mà đem ngày tháng và sinh mạng của mình gửi vào Pháp môn Tịnh-độ chứ? Các vị có muốn vào lúc lâm chung không nắm chắc gì cả, ngay cả một câu Phật hiệu cũng không thể niệm, chỉ lúng túng kinh sợ trong muôn phần đau khổ không biết làm thế nào mà hướng về cái chết không?


Nếu như nói vãng sanh nhất định cần người khác trợ niệm, các vị bằng lòng đem việc lớn liễu sanh tử của bản thân mà phó thác cho ban trợ niệm không thể biết được sao? Các vị có thể xác định khi các vị lâm chung, nhất định có ban trợ niệm đến giúp các vị trợ niệm sao? Nếu như Pháp môn Tịnh-độ cần phải nhờ vào trợ niệm, vậy thì nguyện lực của bổn nguyện Di Đà có thể nói là vô biên sao ?
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment