Vì sao Phật Bồ Tát không hiện tướng.Nếu tâm bất động là Phật, còn tâm động chính là Ma.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
13 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa . Tập 211
Chủ giảng: Tịnh Không Pháp Sư

Bộ kinh này chính là phát tâm thành Phật, còn dạy chúng ta thực hiện việc thành Phật, tâm và hành tương ưng. Thế nào là tâm nhất thiết chủng trí? Niệm Phật A Di Đà cầu vãng sanh tây phương Cực Lạc, nghĩa là tâm nhất thiết chủng trí, cũng chính là tâm đại bồ đề. Ngày ngày thường niệm, niệm Phật A Di Đà, nghĩ đến Phật A Di Đà. Bồ Tát Đại Thế Chí nói với chúng ta, nhớ Phật niệm Phật hiện tại tương lai nhất định thấy Phật. Chúng ta cũng không cần yêu cầu, ngày ngày nghĩ đến Phật sao ngài không đến, tôi niệm rất lâu rồi mà? Đó gọi là tạp niệm, gọi là vọng niệm, trong niệm Phật xen lẫn vọng niệm, nên Phật không hiện tiền. Không có vọng niệm nào, ngẫu nhiên thật sự gặp được Phật. Gặp Phật cũng đừng hoan hỷ, cũng đừng tuyên truyền khắp nơi. Quý vị xem công phu của tôi không tệ, tôi thấy được Phật, người khác không thấy được, hình như tôi cao hơn họ một bậc. Như vậy là sai! Đó không phải thấy Phật, mà là thấy ma, họ đã phá hoại chánh niệm của quý vị. Khi Phật hiện tiền, căn bản ta không khởi ý niệm, đây gọi là chánh niệm. Đây là thật, không phải giả, quý vị cũng không cảm thấy kỳ lạ.
Trong Truyện Ký, chúng ta thấy đại sư Huệ Viễn, ngài là tổ sư đời thứ nhất của Tịnh độ tông. Vào thời Đông Tấn, ngài thành lập niệm Phật đường đầu tiên tại Lô Sơn Giang Tây, niệm Phật đường đầu tiên là niệm Phật đường Đông Lâm. Mời 123 người cùng chí hướng, ở đó chuyên tu pháp môn niệm Phật. Lúc đó chỉ có một bộ Kinh Vô Lượng Thọ, một câu Phật hiệu. Họ thật sự đạt được không tạp niệm. Khi đại sư Huệ Viễn vãng sanh nói với mọi người, vãng sanh mới nói, trước khi vãng sanh không nói. Khi ngài niệm Phật trong định nhìn thấy thế giới tây phương Cực Lạc, trước đây ngài thấy ba lần như thế, đều không nói. Ngài nói với mọi người, hôm nay tôi lại nhìn thấy, tôi muốn vãng sanh, lúc này mới tuyên bố với mọi người. Đây là chư vị cao tăng tổ sư thị hiện cho chúng ta thấy, trong tâm thật sự có định, đây là cảm ứng.
Trong Kinh Lăng Nghiêm Đức Phật dạy chúng ta, khi những đoan tướng này hiện tiền, nhìn thấy nhưng ta hoàn toàn không lý đến, là cảnh giới tốt. Nếu ta lý đến sẽ chấp tướng, đó gọi là cảnh giới của ma. Cho nên là Phật hay ma không phải ở bên ngoài, mà ở trong tâm ta. Nếu tâm bất động là Phật, còn tâm động chính là ma. Ta thấy Phật A Di Đà, thấy thế giới Cực Lạc, cũng như không có việc gì. Đừng nghĩ đến nó, đừng quan tâm đến nó, đây là cảnh giới tốt đẹp, chính là cảnh giới Phật. Nếu thấy được ta rất hoan hỷ, đi tuyên truyền khắp nơi rằng công phu mình không tệ, đó là cảnh giới của ma. Vì sao vậy? Vì đã phá hoại tâm thanh tịnh của mình.
Vì sao Phật Bồ Tát không hiện tướng, đạo lý là như vậy. Hiện tướng ta không chịu được, hiện tướng không có lợi cho chúng ta, dễ khiến ta suy nghĩ lung tung. Phật Bồ Tát từ bi, nên không hiện tướng cho ta thấy. Nếu định công của ta được như đại sư Huệ Viễn, Phật sẽ hiện tướng. Phật hiện ba lần ngài đều không động tâm, đến lần thứ tư sắp vãng sanh ngài mới tuyên bố với mọi người. Đây đều là những vấn đề chúng ta cần phải học tập.
“Ngày ngày thường niệm, không hề lãng quên”. Hai câu này chính là Bồ Tát Đại Thế Chí nói: “Nhớ Phật niệm Phật”. Trong tâm thường nghĩ đến Phật, trong tâm thật sự có Phật, trên miệng niệm Phật. Tâm tưởng hay miệng niệm đều không được gián đoạn, nhất định được vãng sanh.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment