Vì không biết thân người khó được, điều này rất khó Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 214

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
100 Views
Khi nào được thân người tiếp tục làm, phải trải qua thời gian rất dài.
Thọ mạng nhân gian rất ngắn, thọ mạng cõi trời dài. Hiểu được tình trạng này sẽ cảm thấy rất đáng sợ, khi nào mới gặp lại? Lãnh hội một cách sâu sắc từ bi của chư vị tổ sư đại đức, họ thường nói với chúng ta thân người khó được, Phật pháp khó nghe, quả là không sai tí nào. Lần này chúng ta đạt được, có thể không quý trọng ư? Vì sao không biết trân quý? Vì không biết thân người khó được, điều này rất khó. Không biết Phật pháp khó nghe, không biết, lơ là. Cho rằng không phải đời này ta đã đạt được rất dễ ư? Thân người cũng đã đạt được, Phật pháp cũng đã được nghe, đều tưởng rằng rất dễ. Thật ra quả thật không dễ chút nào. Chư Phật Bồ Tát, chư vị tổ sư đại đức nói với chúng ta những điều này không phải là khuyến khích, mỗi câu nói với chúng ta đều là thật! Đại sư Thiện Đạo cũng không ngoại lệ, vì chúng ta mà tuyên dương bổn nguyện của A Di Đà Như Lai. Niệm Phật cầu sanh Tịnh độ là pháp môn quan trọng nhất, vì tất cả thiện ác hay phàm phu đều có thể vãng sanh. Phải ghi nhớ câu này, đừng tưởng rằng ta đã tạo rất nhiều ác nghiệp, sợ không thể vãng sanh, như vậy quý vị đúng là không thể vãng sanh, vì sao vậy? Vì không có lòng tin. Điều này chứng tỏ nghe kinh nghe pháp rất qua trọng. Nếu không nghe kinh, không nghe pháp, họ không hiểu triệt để pháp môn này, nên sinh ra hoài nghi. Sợ tội, cho nên họ không thể vãng sanh.
Trái lại, phàm được vãng sanh, bất luận là hành thiện hay tạo ác mà vãng sanh, tất cả đều nhờ 48 nguyện của Phật A Di Đà. Nếu không nhờ nguyện lực của Phật A Di Đà, không thể vãng sanh. Điều này dạy chúng ta những gì? Phải nhất tâm nương tựa, đừng vọng tưởng. Tu pháp môn gì? Như trong kinh nói: “Phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm”. Tâm Bồ Đề là gì? Tin thật nguyện thiết chính là tâm bồ đề, là đại sư Ngẫu Ích nói như thế. Tôi tin, không chút hoài nghi, tôi phát đại nguyện, đời này không có bất kỳ nguyện vọng nào khác, chỉ cầu sanh Tịnh độ, buông bỏ mọi ý niệm, như vậy là đúng. Tuyệt đối không còn vọng niệm, có ý niệm toàn là vọng niệm, chỉ có câu Phật hiệu này là chánh niệm. Nhất định phải hiểu rõ ràng minh bạch điều này, không được bỏ qua cơ hội lần này.
Hoàng Niệm Lão nói: “Những gì trong Vãng Sanh Luận Chú và Quán Kinh Sớ nói ở trên, giống như là trái ngược nhau, thật ra đều tương thông”. Trong Vãng Sanh Luận nói tội hủy báng chắc chắn không thể vãng sanh, nhưng trong Quán Kinh Sớ nói được, thật sự sám hối có thể vãng sanh. Có thể nói như thế, không phải không được. “Luận Chú, Vãng Sanh Luận chú chính là hợp với ý chế phục của Như Lai, khiến người cẩn thận không dám hủy báng chánh pháp”. Câu này rất quan trọng! Các bậc tổ sư xưa nay thường dạy chúng ta, khuyên chúng ta, cẩn thận đừng phỉ báng bánh xe chánh pháp của Phật, không được.
“Trong luận lại nói, đời này người ngu si đã sanh phỉ báng, sao có lý nguyện sanh cõi Phật”. Ý này nghĩa là nói, đời này ngu si, không có trí tuệ, không tin Phật pháp. Nói niệm Phật vãng sanh là mê tín, là ăn nói lung tung, đây là chỉ những người này, sao họ có thể phát nguyện vãng sanh Tịnh độ được? Sao họ tin được? Không dễ.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment