Phu tử dạy học bốn môn này, đó là chân lý, không thể thay đổi. Thứ nhất là đức hạnh. Chúng tôi khuyên mọi người, nhất định phải nghiêm chỉnh cắm ba cái rễ này cho vững, là đức hạnh. Xuất gia học Phật, chỉ cần là quí vị học Phật, phải cắm bốn cái rễ. Tại gia, tại gia không học Phật, phải cắm ba cái rễ. Học Phật phải cắm bốn cái rễ. Cái rễ thứ tư là Sa di luật nghi. Sa di luật nghi người tại gia cũng có thể học. Có mười giới 24 môn oai nghi. Những thứ này phải thật làm. Không phải bảo quí vị học thuộc, không phải bảo quí vị nói suông, là cần quí vị thực tiễn nó trong cuộc sống hằng ngày, thực tiễn trong công việc, thực tiễn trong xử sự, đối người, tiếp vật. Quí vị thực sự thọ dụng được rồi. Đức hạnh có rồi, còn phải có một chiếc chìa khóa để câu thông với cổ nhân, nếu không Thánh hiền cách quí vị rất xa. Phật Bồ Tát xa ở trên trời, quí vị chẳng thể nào nương nhờ được. Chiếc chìa khóa này quí vị cầm được rồi, chiếc chìa khóa này là gì? là văn ngôn. Quí vị không thể quên điều này. Văn ngôn có thể học thông thì không còn chướng ngại gì nữa. Phải mất bao nhiêu thời gian? Năm xưa lúc chúng tôi còn trẻ, thầy giáo dạy chúng tôi là một năm. Chăm chỉ học một năm, quí vị liền có khả năng đọc văn ngôn rồi. Vậy là thông rồi, đọc hiểu không còn trở ngại nữa. Năm mươi bài văn chương chọn từ đâu? Trước đây thầy giáo dạy chúng tôi là Cổ Văn Quán Chỉ, Cổ Văn Quán Chỉ tổng cộng có hơn ba trăm bài, chọn năm mươi bài, phải học thuộc lòng, có thể thuộc thì có thể giảng được. Ý nghĩa hoàn toàn hiểu được. Mỗi tuần học một bài, một năm học 50 tuần, cho nên một năm quí vị đã nắm vững rồi. Nếu như quí vị có thể dùng thêm thời gian một năm, hai năm nữa, quí vị đọc thuộc 100 bài thì quí vị có khả năng viết văn ngôn. Vì thế nó không khó. Thời gian hai năm không dài, vì sao không làm?
Nhật báo quốc ngữ của Đài Loan xuất bản một bộ sách, tên là Cổ Kim Văn Tuyển, bộ sách này của thế hệ trước, những vị giáo sư dạy quốc văn thực sự là chuyên gia học giả, hiện tại không còn những người này nữa. Họ biên tập. Toàn văn có chú âm, quí vị đọc hiểu không có khó khăn gì. Mỗi chữ, mỗi từ đều có chú giải tường tận. Phía sau lại dùng văn bạch thoại để dịch lại, phiên dịch thành văn bạch thoại không quan trọng, quan trọng là chú giải của bản văn. Nguyên văn và chú giải đều phải học thuộc. Khổ công phu hai năm như vậy 100 bài sẽ học thuộc được. Quí vị xem Đại Tạng kinh chướng ngại về văn tự không còn. Quí vị xem Tứ Khố Toàn Thư chướng ngại về văn tự cũng không còn. Đây là gì? Chìa khóa vàng đã nắm được rồi. Thời gian hai năm này, có thể đức hạnh cũng cùng tiến bộ. Bốn cái gốc này tu dưỡng hai năm là làm được rồi. Đồng thời hai năm chiếc chìa khóa vàng cũng đã lấy được. Quí vị phải chuyên tâm, hai năm không được làm thứ gì cả, tất cả đều buông xuống hết. Học tập kinh giáo, ngay cả kinh giáo cũng buông xuống. Mình chữ nghĩa chưa thông làm sao học kinh giáo? Thời gian hai năm này chỉ chuyên môn học cổ văn. Trình độ khác của quí vị không tốt, trình độ quốc văn của quí vị giống như hiện nay chuyên học về quốc văn, lấy được học vị tiến sĩ cũng không bằng quí vị, vì họ không có bốn công phu này. Có được điều kiện như vậy, bất luận là học Nho, học Phật, hay học Đạo nhất định có thành tựu. Học Nho thì thành Thánh thành hiền, học Phật thì thành Phật thành Bồ Tát, học đạo thì thành thần thành tiên. Tất cả đều có thể làm được. Phải mất thời gian bao lâu? Cổ nhân thông thường nói mười năm, mười năm đèn sách, một lúc thành danh. Mười năm này phải có công phu cơ bản. Nếu như không có cơ sở 100 năm cũng không thể thành công. Gốc rễ quan trọng. Hai năm cắm rễ cho tốt, rồi hạ công phu mười năm, quí vị liền thành Phật thành Bồ Tát, thành Thánh thành Hiền. Bản thân thành tựu, sau đó mới có thể độ tha. Độ tha là gì? tức dạy người. Tự nhiên lời nói cử chỉ hành động của quí vị sẽ cảm hóa được người khác. Quí vị không thể cảm hóa thì quí vị không có cách gì dạy được họ. Đầu tiên họ tiếp xúc với quí vị thì họ cảm động, quí vị liền có thể dạy họ. Vì sao vậy? Họ có niềm tin đối với quí vị, họ nghe lời quí vị. Quí vị dạy họ, họ sẽ tiếp thu, họ sẽ thật làm. Mỗi người đều có thể làm được. Năm mươi tuổi bắt đầu, hai năm cắm rễ, bao gồm cả văn ngôn, mười năm thành tựu, quí vị 62 tuổi, quí vị thành tựu rồi. 62 tuổi bắt đầu 72 tuổi thành tựu, không quan tâm tuổi tác lớn nhỏ. Ngạn ngữ cổ nói rất hay: thiên hạ không có việc khó, chỉ sợ người có tâm. Quí vị thực sự có tâm quí vị có thể thành tựu, sáu mươi tuổi tôi thực hành, đến 72 tuổi tôi sẽ có thành tựu, vậy ta có thể sống đến 72 tuổi không? Nhân sinh thất thập xưa nay hiếm. Thật vậy, rất có thể quí vị không có thọ mạng dài như vậy. Nhưng quí vị phải thực sự phát tâm đi làm như vậy. Mục đích không phải là vì danh văn lợi dưỡng, không phải vì tự tư tự lợi, là vì kế vãng thánh kế tuyệt học, là vì thiên hạ khai thái bình. Chúc mừng quí vị, quí vị sẽ sống lâu. Quí vị chỉ có 70 tuổi, có thể lại tăng thêm 30 tuổi. Quí vị sống đến 100 tuổi. Quí vị còn có cơ hội làm việc thêm 30 năm. Đây là thật không phải là giả.
VLT 11, 189
Nhật báo quốc ngữ của Đài Loan xuất bản một bộ sách, tên là Cổ Kim Văn Tuyển, bộ sách này của thế hệ trước, những vị giáo sư dạy quốc văn thực sự là chuyên gia học giả, hiện tại không còn những người này nữa. Họ biên tập. Toàn văn có chú âm, quí vị đọc hiểu không có khó khăn gì. Mỗi chữ, mỗi từ đều có chú giải tường tận. Phía sau lại dùng văn bạch thoại để dịch lại, phiên dịch thành văn bạch thoại không quan trọng, quan trọng là chú giải của bản văn. Nguyên văn và chú giải đều phải học thuộc. Khổ công phu hai năm như vậy 100 bài sẽ học thuộc được. Quí vị xem Đại Tạng kinh chướng ngại về văn tự không còn. Quí vị xem Tứ Khố Toàn Thư chướng ngại về văn tự cũng không còn. Đây là gì? Chìa khóa vàng đã nắm được rồi. Thời gian hai năm này, có thể đức hạnh cũng cùng tiến bộ. Bốn cái gốc này tu dưỡng hai năm là làm được rồi. Đồng thời hai năm chiếc chìa khóa vàng cũng đã lấy được. Quí vị phải chuyên tâm, hai năm không được làm thứ gì cả, tất cả đều buông xuống hết. Học tập kinh giáo, ngay cả kinh giáo cũng buông xuống. Mình chữ nghĩa chưa thông làm sao học kinh giáo? Thời gian hai năm này chỉ chuyên môn học cổ văn. Trình độ khác của quí vị không tốt, trình độ quốc văn của quí vị giống như hiện nay chuyên học về quốc văn, lấy được học vị tiến sĩ cũng không bằng quí vị, vì họ không có bốn công phu này. Có được điều kiện như vậy, bất luận là học Nho, học Phật, hay học Đạo nhất định có thành tựu. Học Nho thì thành Thánh thành hiền, học Phật thì thành Phật thành Bồ Tát, học đạo thì thành thần thành tiên. Tất cả đều có thể làm được. Phải mất thời gian bao lâu? Cổ nhân thông thường nói mười năm, mười năm đèn sách, một lúc thành danh. Mười năm này phải có công phu cơ bản. Nếu như không có cơ sở 100 năm cũng không thể thành công. Gốc rễ quan trọng. Hai năm cắm rễ cho tốt, rồi hạ công phu mười năm, quí vị liền thành Phật thành Bồ Tát, thành Thánh thành Hiền. Bản thân thành tựu, sau đó mới có thể độ tha. Độ tha là gì? tức dạy người. Tự nhiên lời nói cử chỉ hành động của quí vị sẽ cảm hóa được người khác. Quí vị không thể cảm hóa thì quí vị không có cách gì dạy được họ. Đầu tiên họ tiếp xúc với quí vị thì họ cảm động, quí vị liền có thể dạy họ. Vì sao vậy? Họ có niềm tin đối với quí vị, họ nghe lời quí vị. Quí vị dạy họ, họ sẽ tiếp thu, họ sẽ thật làm. Mỗi người đều có thể làm được. Năm mươi tuổi bắt đầu, hai năm cắm rễ, bao gồm cả văn ngôn, mười năm thành tựu, quí vị 62 tuổi, quí vị thành tựu rồi. 62 tuổi bắt đầu 72 tuổi thành tựu, không quan tâm tuổi tác lớn nhỏ. Ngạn ngữ cổ nói rất hay: thiên hạ không có việc khó, chỉ sợ người có tâm. Quí vị thực sự có tâm quí vị có thể thành tựu, sáu mươi tuổi tôi thực hành, đến 72 tuổi tôi sẽ có thành tựu, vậy ta có thể sống đến 72 tuổi không? Nhân sinh thất thập xưa nay hiếm. Thật vậy, rất có thể quí vị không có thọ mạng dài như vậy. Nhưng quí vị phải thực sự phát tâm đi làm như vậy. Mục đích không phải là vì danh văn lợi dưỡng, không phải vì tự tư tự lợi, là vì kế vãng thánh kế tuyệt học, là vì thiên hạ khai thái bình. Chúc mừng quí vị, quí vị sẽ sống lâu. Quí vị chỉ có 70 tuổi, có thể lại tăng thêm 30 tuổi. Quí vị sống đến 100 tuổi. Quí vị còn có cơ hội làm việc thêm 30 năm. Đây là thật không phải là giả.
VLT 11, 189
- Category
- Giảng Pháp
Comments