Văn Hóa Truyền Thống Dẫn Dắt Kinh Tế Phát Triển Lành Tính Tập 1B Tiên sinh Hồ Tiểu Lâm

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
80 Views
Tâm Bồ-đề này, là vua của các pháp lành. Tất có nhân duyên mới được phát khởi. Nay nói nhân duyên, lược có 10 loại. Mười loại nào? 1. Nhớ Phật ân nặng; 2, nhớ ân cha mẹ; 3, nhớ ân sư trưởng; 4, nhớ ân thí chủ; 5, nhớ ân chúng sanh; 6, nghĩ đến khổ sanh tử; 7, tôn trọng tánh linh của mình; 8, sám hối nghiệp chướng; 9, cầu sanh Tịnh độ; 10, mong cho chánh pháp trụ lâu ở đời.
Vì sao nhớ ân Phật nặng? Vì Đức Phật Thích-ca của chúng ta, đầu tiên phát tâm, vì chúng ta mà hành đạo Bồ-tát, trải qua vô lượng kiếp chịu các khổ não. Khi ta tạo nghiệp, thì Phật thương xót, đưa ra đủ các phương tiện để giáo hoá, nhưng ta ngu si không biết tin nhận. Ta đoạ địa ngục, Phật lại đau xót, muốn thay ta chịu khổ, nhưng do ta nghiệp nặng nên không thể cứu. Ta được sanh ra làm người, Phật dùng phương tiện, để trồng căn lành, đời đời kiếp kiếp, theo mãi bên ta, tâm không tạm rời.
Khi Phật ra đời, con còn trầm luân, nay được thân người, Phật đã diệt độ. Tội gì mà sanh vào thời mạt pháp? Phước gì mà được xuất gia? Chướng gì mà không thấy Phật thân? May gì mà được chiêm bái xá-lợi? Suy tư như vầy, nếu không trồng thiện căn, lấy gì được nghe Phật pháp? Không nghe Phật pháp, làm sao biết thường chịu Phật ân? Ân này đức này, núi đồi khó dụ. Mình không phát quảng đại tâm, hành Bồ-tát hạnh, kiến lập Phật pháp, cứu độ chúng sanh, thì cho dù thịt nát xương tan, đâu thể báo đáp. Đó là nhân duyên thứ nhất phát tâm Bồ-đề vậy.
Vì sao nhớ ân cha mẹ? thương thay cha mẹ, sanh ta nhọc nhằn, mười tháng ba năm, mang thai bú mớm, thay khô đổi ướt, nuốt đắng nhả ngọt, mới được thành người, chỉ mong nối tiếp môn phong, cung thừa tế tự. Nay chúng ta đã được xuất gia, lạm xưng người con Phật, hổ thẹn gọi sa-môn. Ngon ngọt không cung phụng, tế tự không chu toàn. Cha mẹ sống không nuôi, cha mẹ chết không dẫn được thần hồn. Ở đời thì là đại tổn, xuất thế lại chẳng ích gì, hai đường đều mất, tội nặng khó lường. Tư duy như vầy: chỉ có trăm kiếp ngàn đời thường hành Phật đạo, mười phương ba đời độ khắp chúng sanh, thì không chỉ cha mẹ một đời, mà cha mẹ đời đời cũng đều được cứu độ. Không chỉ cha mẹ của một người, mà cha mẹ của người người, đều được siêu thăng tất cả. Đó là nhân duyên thứ hai của phát tâm Bồ-đề vậy.
Vì sao nhớ ân sư trưởng? Cha mẹ tuy sanh ra thân ta, nhưng nếu không có sư trưởng thế gian, thì không biết lễ nghĩa; nếu không có sư trưởng xuất thế gian, thì không biết Phật pháp. Không biết lễ nghĩa, thì có khác gì cầm thú; không biết Phật pháp, thì có khác gì người đời? Sự hiểu biết lễ nghĩa cạn cợt, sự hiểu biết Phật pháp thiển cận của chúng ta hôm nay đây, ca-sa che thân, giới phẩm triêm thân, những ân nặng này, đều từ sư trưởng. Nếu cầu quả nhỏ, chỉ được lợi mình; nay vì đại thừa, phổ nguyện lợi người, thì hai loại thầy thế, xuất thế gian đều được lợi ích. Đó là nhân duyên thứ ba của phát tâm Bồ-đề vậy.
Vì sao nhớ ân thí chủ? Vì chúng ta hôm nay đây, đồ dùng hằng ngày, chẳng có cái gì của mình cả. Cơm cháo ngày ba bữa, y áo mặc bốn mùa, thuốc thang khi tật bệnh, phí dụng cho thân khẩu, tất cả của này đều từ nơi khác mang đến cho ta dùng. Họ thì hết sức cày cấy, còn chưa đủ ăn; ta thì ngồi yên thọ thực, còn không vừa ý! Họ thì dệt vải không ngừng, mà còn không đủ che thân; ta thì y phục có thừa, đâu biết quý tiếc? Họ thì nhà tranh vách lá, bận loạn cả đời; ta thì chùa to Phật lớn, nhàn rỗi quanh năm! Họ lấy công quả khó khổ mà cúng, ta phóng dật, tâm có an không? lấy lợi của họ mà mập thân mình, lý có thuận không? Nếu như bi trí cùng vận, phước tuệ nghiêm thân. Thí chủ mới được nhờ ân, chúng sanh mới được được phước báu? Không thì hạt gạo tấc tơ, chắc chắn đền trả, quả ác khó tránh. Đó là nhân duyên thứ tư của phát tâm Bồ-đề vậy.
Vì sao nhớ ân chúng sanh? Vì ta và chúng sanh, từ vô lượng kiếp đến nay, đời đời kiếp kiếp từng làm cha mẹ của nhau, nên có ân với nhau. Nay tuy cách thế hôn mê, không quen biết nhau, nhưng lấy lý suy, đâu không báo đáp? Những con vật mang lông đội sừng đời nay, sao biết chẳng phải ngày xưa từng làm con mình? Những loài bò bay cựa động đời nay, sao biết chẳng từng làm cha của ta? Thường thấy trẻ con xa cha mẹ, lớn lên mặt mũi đều quên, huống hồ thân duyên nhiều kiếp, nay thì Trương, Vương khó nhớ. Họ đang kêu gào dưới địa ngục, trôi lăn trong ngạ quỷ, đau đớn ai hay? Đói khát ai giúp? Ta tuy không thấy không nghe, nhưng họ tất cầu cứu tế. Chẳng phải kinh không thể chỉ rõ chuyện này, chẳng Phật không thể nói được lời này. Bọn người tà kiến, lấy gì để biết việc này? Cho nên Bồ-tát nhìn sâu nơi trùng kiến, đều là cha mẹ quá khứ, chư Phật vị lai, thường nghĩ đến lợi ích, nhớ báo thâm ân. Đó là nhân duyên thứ năm của phát tâm Bồ-đề vậy.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment