UỐNG MỘT LY TRÀ, ĂN MỘT BỮA CƠM ĐỀU LÀ TRÍ TUỆ
Học Phật là học trí tuệ, không phải tri thức. Dùng phương pháp khoa học, đó là cầu tri thức, vậy thì được. Còn học tâm tánh, môn học vấn này đi không thông, phương pháp khoa học đi không thông. Cho nên, điều kiện cần thiết của học vấn tâm tánh là chân thành. Tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính. Thông thường người Trung Quốc thích đơn giản, nói hai chữ “thành kính”. Bên trong của thành kính có thanh tịnh, có bình đẳng. Tức là trên đề kinh “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, có thanh tịnh, bình đẳng, giác, đây là người đương cơ, họ vừa nghe liền hiểu, vừa thấy liền sáng tỏ, họ không cần học, họ chỉ cần có đủ điều kiện này, thanh tịnh, bình đẳng, giác.
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni có đủ điều kiện này, ở dưới cây Tất-bát-la nhập định, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, năm đó Phật 30 tuổi. Sau khi kiến tánh, nói ra nhiều kinh điển như vậy, 49 năm ngày ngày giảng kinh dạy học, nhiều kinh điển như vậy, ai dạy ngài vậy? Không ai dạy ngài cả. Vậy học được từ đâu? Ngài không có đi học, là chính mình khai ngộ. Cho nên Phật pháp không có gì khác, chỉ là khai ngộ tự tánh của bạn, tự tánh của bạn có vô lượng trí tuệ, có vô lượng đức năng, có vô lượng tướng hảo, đều không phải từ bên ngoài tới, mà là tự tánh của bạn vốn có. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật nói: “Viên mãn Bồ-đề rồi, rốt cuộc không có gì đạt được”. Học Phật rồi, có đạt được hay không? Không. Đó đều là tự tánh vốn có, nó không phải mới có được, là vốn có. Trí tuệ bao hàm tri thức, trong tri thức không có trí tuệ, trí tuệ và tri thức là khác nhau.
Những thứ của phương Tây đều là tri thức, khoa học, triết học đều thuộc về tri thức; những thứ của phương Đông thuộc về trí tuệ, không những khoa học, triết học là trí tuệ, trong sinh hoạt thường ngày từng li từng tí đều là trí tuệ, uống một ly trà, ăn một bữa cơm đều là trí tuệ. Văn hóa phương Đông, ở thế giới này chỉ có một nhà như vậy, nhất định phải biết quý trọng.
(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú – lần thứ 4 – tập 124)
❖ Việt dịch: BBD Pháp Âm Tuyên Lưu
❖ Diễn đọc: Phật tử Nguyên Châu
Danh sách phát: https://www.youtube.com/playlist?list=PLOynZc0cJJfCECYKaBdgYvYfqaJQF1C6N
#PSTinhKhong #HTTinhKhong #PhapSuTinhKhong #HoaThuongTinhKhong
Học Phật là học trí tuệ, không phải tri thức. Dùng phương pháp khoa học, đó là cầu tri thức, vậy thì được. Còn học tâm tánh, môn học vấn này đi không thông, phương pháp khoa học đi không thông. Cho nên, điều kiện cần thiết của học vấn tâm tánh là chân thành. Tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm cung kính. Thông thường người Trung Quốc thích đơn giản, nói hai chữ “thành kính”. Bên trong của thành kính có thanh tịnh, có bình đẳng. Tức là trên đề kinh “thanh tịnh, bình đẳng, giác”, có thanh tịnh, bình đẳng, giác, đây là người đương cơ, họ vừa nghe liền hiểu, vừa thấy liền sáng tỏ, họ không cần học, họ chỉ cần có đủ điều kiện này, thanh tịnh, bình đẳng, giác.
Đức Phật Thích-ca Mâu-ni có đủ điều kiện này, ở dưới cây Tất-bát-la nhập định, đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh, năm đó Phật 30 tuổi. Sau khi kiến tánh, nói ra nhiều kinh điển như vậy, 49 năm ngày ngày giảng kinh dạy học, nhiều kinh điển như vậy, ai dạy ngài vậy? Không ai dạy ngài cả. Vậy học được từ đâu? Ngài không có đi học, là chính mình khai ngộ. Cho nên Phật pháp không có gì khác, chỉ là khai ngộ tự tánh của bạn, tự tánh của bạn có vô lượng trí tuệ, có vô lượng đức năng, có vô lượng tướng hảo, đều không phải từ bên ngoài tới, mà là tự tánh của bạn vốn có. Trong kinh Lăng Nghiêm, Phật nói: “Viên mãn Bồ-đề rồi, rốt cuộc không có gì đạt được”. Học Phật rồi, có đạt được hay không? Không. Đó đều là tự tánh vốn có, nó không phải mới có được, là vốn có. Trí tuệ bao hàm tri thức, trong tri thức không có trí tuệ, trí tuệ và tri thức là khác nhau.
Những thứ của phương Tây đều là tri thức, khoa học, triết học đều thuộc về tri thức; những thứ của phương Đông thuộc về trí tuệ, không những khoa học, triết học là trí tuệ, trong sinh hoạt thường ngày từng li từng tí đều là trí tuệ, uống một ly trà, ăn một bữa cơm đều là trí tuệ. Văn hóa phương Đông, ở thế giới này chỉ có một nhà như vậy, nhất định phải biết quý trọng.
(Trích từ Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú – lần thứ 4 – tập 124)
❖ Việt dịch: BBD Pháp Âm Tuyên Lưu
❖ Diễn đọc: Phật tử Nguyên Châu
Danh sách phát: https://www.youtube.com/playlist?list=PLOynZc0cJJfCECYKaBdgYvYfqaJQF1C6N
#PSTinhKhong #HTTinhKhong #PhapSuTinhKhong #HoaThuongTinhKhong
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments