Hỏi: Con vâng lời dạy của lão pháp sư, dựa vào một bộ Kinh “Vô Lượng Thọ”, một câu Phật hiệu, mỗi ngày con nghe kinh 4 giờ đồng hồ. Con y theo phương pháp này mà học tập, ở nhà tự tu thì ít bị ngoại duyên hơn là đến chùa cộng tu, như vậy con có thể tự tại vãng sanh được không ạ?
Hòa Thượng trả lời: Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ, ngoại duyên quan trọng nhất chính là không bị hoàn cảnh bên ngoài nhiễu loạn, việc này quan trọng hơn hết thảy. Thế nên có đôi khi ở nhà tu hành còn thù thắng hơn ở chùa. Nếu như ở chùa không có trợ duyên tốt, không có niệm Phật đường tốt thật sự, không có sự hộ trì như lý như pháp, ở bên ngoài thì người đông, người xưa có câu nói rất có đạo lý “biết nhiều việc thì phiền não nhiều, quen biết nhiều người thì thị phi nhiều”, người đông thì sẽ có thị phi, sẽ không thể thành tựu. Thế nên từ xưa đến nay, người chân thật thành tựu, bạn xem đại đa số họ đều bế quan, họ đoạn tuyệt hoàn toàn với ngoại duyên. Bạn từ đây mà suy nghĩ thì có thể biết những người hộ trì công tác bế quan rất tận tâm, rất có trách nhiệm, họ giúp bạn ngăn ngừa ngoại duyên, khiến cho bạn có hoàn cảnh tu hành thanh tịnh. Mỗi ngày có thể nghe kinh 4 giờ đồng hồ, niệm Phật 12 giờ đồng hồ, như thế là ít nhất rồi. Đương nhiên tốt nhất vẫn là niệm Phật có thể không gián đoạn thì mới có thể đạt được tự tại vãng sanh. Gần đây ví dụ về cư sĩ Hoàng ở Thâm Quyến rất đáng để chúng ta tham khảo, ông bế quan, tịnh khẩu 3 năm, 3 năm không nói chuyện. Mỗi ngày ít nhất đọc hai bộ “ Kinh Vô Lượng Thọ”, ông ấy không nghe, ông ấy chỉ đọc kinh, sáng sớm đọc một bộ, tối đọc một bộ. Phật hiệu không gián đoạn, mệt thì nghỉ ngơi, nghỉ ngơi xong thì niệm tiếp. Ông ấy không nói chuyện với người khác, người khác cũng không nói chuyện với ông, thế nên tâm của ông ấy được định. Bế quan 3 năm, ông ấy là 2 năm 10 tháng, còn 2 tháng nữa là viên mãn thì ông đã biết trước ngày giờ vãng sanh. Ông ấy đã làm ra thí nghiệm cho chúng ta, đó chính là niệm Phật cầu vãng sanh trong pháp môn Tịnh Độ, rốt cuộc sau 3 năm có thật vãng sanh không? Ông ấy đã hết lòng nghiêm túc thực hiện, quả nhiên 3 năm thì đã thành công. Bản thân phải có quyết tâm, quan trọng nhất là bạn phải buông xuống được, nếu vẫn còn có điều canh cánh trong lòng không buông xuống được, như vậy không được rồi, cho bạn 30 năm bạn cũng không thể vãng sanh. Chân thật buông xuống, triệt để buông xuống. Người thân của bạn phải hiểu cho bạn, không quấy nhiễu làm phiền bạn, điều này mới là quan trọng. Nếu như người trong nhà thường đến quấy nhiễu làm phiền bạn, thế thì rắc rối cho bạn rồi. Thế nên, ở chùa hay ở nhà đều không nhất định là có thể tự tại vãng sanh hay không, chủ yếu chính là hoàn cảnh, nếu hoàn cảnh ở nhà tốt thì ở nhà có thể vãng sanh. Nếu như ở chùa có hoàn cảnh tốt thì cũng là một trợ duyên rất tốt.
Hòa Thượng trả lời: Niệm Phật cầu vãng sanh Tịnh Độ, ngoại duyên quan trọng nhất chính là không bị hoàn cảnh bên ngoài nhiễu loạn, việc này quan trọng hơn hết thảy. Thế nên có đôi khi ở nhà tu hành còn thù thắng hơn ở chùa. Nếu như ở chùa không có trợ duyên tốt, không có niệm Phật đường tốt thật sự, không có sự hộ trì như lý như pháp, ở bên ngoài thì người đông, người xưa có câu nói rất có đạo lý “biết nhiều việc thì phiền não nhiều, quen biết nhiều người thì thị phi nhiều”, người đông thì sẽ có thị phi, sẽ không thể thành tựu. Thế nên từ xưa đến nay, người chân thật thành tựu, bạn xem đại đa số họ đều bế quan, họ đoạn tuyệt hoàn toàn với ngoại duyên. Bạn từ đây mà suy nghĩ thì có thể biết những người hộ trì công tác bế quan rất tận tâm, rất có trách nhiệm, họ giúp bạn ngăn ngừa ngoại duyên, khiến cho bạn có hoàn cảnh tu hành thanh tịnh. Mỗi ngày có thể nghe kinh 4 giờ đồng hồ, niệm Phật 12 giờ đồng hồ, như thế là ít nhất rồi. Đương nhiên tốt nhất vẫn là niệm Phật có thể không gián đoạn thì mới có thể đạt được tự tại vãng sanh. Gần đây ví dụ về cư sĩ Hoàng ở Thâm Quyến rất đáng để chúng ta tham khảo, ông bế quan, tịnh khẩu 3 năm, 3 năm không nói chuyện. Mỗi ngày ít nhất đọc hai bộ “ Kinh Vô Lượng Thọ”, ông ấy không nghe, ông ấy chỉ đọc kinh, sáng sớm đọc một bộ, tối đọc một bộ. Phật hiệu không gián đoạn, mệt thì nghỉ ngơi, nghỉ ngơi xong thì niệm tiếp. Ông ấy không nói chuyện với người khác, người khác cũng không nói chuyện với ông, thế nên tâm của ông ấy được định. Bế quan 3 năm, ông ấy là 2 năm 10 tháng, còn 2 tháng nữa là viên mãn thì ông đã biết trước ngày giờ vãng sanh. Ông ấy đã làm ra thí nghiệm cho chúng ta, đó chính là niệm Phật cầu vãng sanh trong pháp môn Tịnh Độ, rốt cuộc sau 3 năm có thật vãng sanh không? Ông ấy đã hết lòng nghiêm túc thực hiện, quả nhiên 3 năm thì đã thành công. Bản thân phải có quyết tâm, quan trọng nhất là bạn phải buông xuống được, nếu vẫn còn có điều canh cánh trong lòng không buông xuống được, như vậy không được rồi, cho bạn 30 năm bạn cũng không thể vãng sanh. Chân thật buông xuống, triệt để buông xuống. Người thân của bạn phải hiểu cho bạn, không quấy nhiễu làm phiền bạn, điều này mới là quan trọng. Nếu như người trong nhà thường đến quấy nhiễu làm phiền bạn, thế thì rắc rối cho bạn rồi. Thế nên, ở chùa hay ở nhà đều không nhất định là có thể tự tại vãng sanh hay không, chủ yếu chính là hoàn cảnh, nếu hoàn cảnh ở nhà tốt thì ở nhà có thể vãng sanh. Nếu như ở chùa có hoàn cảnh tốt thì cũng là một trợ duyên rất tốt.
- Category
- Hòa Thượng Tịnh Không
Comments