Nếu Muốn Phật Pháp Hưng - Chỉ Tăng Tán Thán Tăng -.
Tưởng nhớ ân thầy - Nhân duyên của Pháp sư Tịnh Không theo Đại sư Chương Gia học Phật.
Đại sư Chương Gia là vị thầy đầu tiên của Pháp sư Tịnh Không theo học Phật. Pháp sư Tịnh Không tiếp xúc Phật pháp chưa đến một tháng, thì nhờ hàng xóm Mẫn Mạnh Kinh giới thiệu Ngài biết Đại sư Chương Gia. Lúc đó Pháp sư Tịnh Không 26 tuổi, còn có việc làm, do đó, chỉ có chủ nhật mới có thể đến thỉnh giáo Đại sư Chương Gia. Đại sư Chương Gia vô cùng từ bi, mỗi tuần dạy Pháp sư Tịnh Không một đến hai tiếng. Pháp sư Tịnh Không tiếp nhận giáo huấn của Đại sư Chương Gia ba năm, đặt nền móng tu học cho sau này, ân đức của Đại sư Chương Gia khắc sâu trong lòng của Pháp sư Tịnh Không.
Xin trích lục lời giáo huấn của Đại sư Chương Gia khiến Pháp sư Tịnh Không phản tỉnh suy nghĩ như sau:
1. Học Phật bắt đầu học từ đâu?
Khi tôi mới bắt đầu học Phật, lần đầu tiên gặp được Đại sư Chương Gia, tôi thỉnh giáo với Ngài, tôi nói: “Phật pháp tốt, ai cũng hiểu được điều này, nhưng bắt đầu từ đâu mới có thể thâm nhập? Chúng con luôn hy vọng có thể đạt được rất nhanh.” Ngài dạy tôi 6 chữ - “Nhìn cho thấu, buông cho được”. Tôi lại thỉnh giáo Ngài: “Bắt đầu từ đâu?” Ngài nói với tôi: “Bố thí”. Buông xuống chính là bố thí, nhìn thấu chính là trí tuệ, hai phương pháp này kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau, càng chịu buông xả, trí tuệ càng tăng trưởng; trí tuệ càng tăng trưởng, buông xả càng triệt để. Vì vậy, học Phật bắt đầu học từ đâu? Bắt đầu học từ bố thí. Không những có thể buông xả thân tâm thế giới, quan trọng nhất là phải buông xả phân biệt, buông xả chấp trước, buông xả vọng tưởng, tâm mới có thể thật sự được thanh tịnh.
2. Học Phật như thế nào?
Khi tôi mới bắt đầu học Phật, Đại sư Chương Gia dạy tôi đọc “Thích Ca Phổ”, “Thích Ca Phương Chí”, hai bộ sách này chính là truyện ký của Thích Ca Mâu Ni Phật. Biết Phật giữ tâm như thế nào, sinh hoạt như thế nào, làm sao đãi người tiếp vật, mới có thể học Phật.
3. Làm sao có cuộc sống tự tại tùy duyên?
Khi tôi học Phật, Đại sư Chương Gia nói với tôi: “Thật sự phát tâm học Phật, hoằng pháp lợi sanh, cả đời của con tự nhiên có Phật Bồ Tát chiếu cố, cái gì cũng không cần bận tâm.” Câu nói này rất có lý, ý nghĩ gì cũng không có thì tâm địa thanh tịnh rồi, tâm địa thanh tịnh thì phóng quang minh.
4. Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng
Đại sư Chương Gia nói với tôi: “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Ngài nói, có rất nhiều người cầu rồi nhưng không có cảm ứng, không phải không cảm ứng, mà là họ cầu không như pháp, cầu như lý như pháp, nhất định có cảm ứng.
5. Sám hối như thế nào?
Đại sư Chương Gia dạy tôi pháp môn sám hối. Cái gì gọi là “sám hối”? Có thể phát hiện tật xấu, lỗi lầm của bản thân, trong Phật pháp gọi đây là khai ngộ, sau khi ngộ thì sửa đổi lại tập khí, tật xấu, đây gọi là tu hành.
6. Phật giáo trọng thực chất, không trọng hình thức
Khi tôi mới bắt đầu học Phật, Đại sư Chương Gia dạy tôi “Phật giáo trọng thực chất, không trọng hình thức”. Thực chất là gì? Làm được. Nếu như chúng ta chỉ quy y trên hình thức nhưng không làm được, Phật tuyệt đối không thừa nhận quý vị là đệ tử của Phật, thần hộ pháp cũng tuyệt đối không ủng hộ quý vị, bởi vì quý vị không phải là đệ tử Phật, quý vị không phải là người thiện thật sự.
7. Ý nghĩa chân thật của Án, A, Hồng
Pháp sư Tịnh Không từng thỉnh cầu bút tích thư pháp của Đại sư Chương Gia, Ngài dùng Tạng văn viết 3 chữ “Án, A,
Hồng”. Đại sư giải thích “Án” là thân, bao gồm pháp thân, báo thân, ứng hóa thân; “A” là khẩu; “Hồng” là ý, chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, phải giữ gìn thanh tịnh như hoa sen, trong bùn nhưng không bị nhiễm.
8. Làm sao làm được hòa thuận với nhau?
Đại sư Chương Gia và người đứng đầu của Hồi giáo, quan hệ vô cùng mật thiết, vô cùng thân thiện, hai bên tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, tôi theo Ngài ba năm, đây là tôi tận mắt nhìn thấy. Đây là nguyên nhân gì vậy? Là giáo dục. Có thể chung sống hòa thuận với chủng tộc khác nhau, văn hóa khác nhau, tôn giáo khác nhau, không phải sức mạnh của chính trị, cũng không phải sức mạnh của quân sự, khoa học kỹ thuật và kinh tế đều không làm được, chỉ có giáo dục.
Tưởng nhớ ân thầy - Nhân duyên của Pháp sư Tịnh Không theo Đại sư Chương Gia học Phật.
Đại sư Chương Gia là vị thầy đầu tiên của Pháp sư Tịnh Không theo học Phật. Pháp sư Tịnh Không tiếp xúc Phật pháp chưa đến một tháng, thì nhờ hàng xóm Mẫn Mạnh Kinh giới thiệu Ngài biết Đại sư Chương Gia. Lúc đó Pháp sư Tịnh Không 26 tuổi, còn có việc làm, do đó, chỉ có chủ nhật mới có thể đến thỉnh giáo Đại sư Chương Gia. Đại sư Chương Gia vô cùng từ bi, mỗi tuần dạy Pháp sư Tịnh Không một đến hai tiếng. Pháp sư Tịnh Không tiếp nhận giáo huấn của Đại sư Chương Gia ba năm, đặt nền móng tu học cho sau này, ân đức của Đại sư Chương Gia khắc sâu trong lòng của Pháp sư Tịnh Không.
Xin trích lục lời giáo huấn của Đại sư Chương Gia khiến Pháp sư Tịnh Không phản tỉnh suy nghĩ như sau:
1. Học Phật bắt đầu học từ đâu?
Khi tôi mới bắt đầu học Phật, lần đầu tiên gặp được Đại sư Chương Gia, tôi thỉnh giáo với Ngài, tôi nói: “Phật pháp tốt, ai cũng hiểu được điều này, nhưng bắt đầu từ đâu mới có thể thâm nhập? Chúng con luôn hy vọng có thể đạt được rất nhanh.” Ngài dạy tôi 6 chữ - “Nhìn cho thấu, buông cho được”. Tôi lại thỉnh giáo Ngài: “Bắt đầu từ đâu?” Ngài nói với tôi: “Bố thí”. Buông xuống chính là bố thí, nhìn thấu chính là trí tuệ, hai phương pháp này kết hợp và hỗ trợ lẫn nhau, càng chịu buông xả, trí tuệ càng tăng trưởng; trí tuệ càng tăng trưởng, buông xả càng triệt để. Vì vậy, học Phật bắt đầu học từ đâu? Bắt đầu học từ bố thí. Không những có thể buông xả thân tâm thế giới, quan trọng nhất là phải buông xả phân biệt, buông xả chấp trước, buông xả vọng tưởng, tâm mới có thể thật sự được thanh tịnh.
2. Học Phật như thế nào?
Khi tôi mới bắt đầu học Phật, Đại sư Chương Gia dạy tôi đọc “Thích Ca Phổ”, “Thích Ca Phương Chí”, hai bộ sách này chính là truyện ký của Thích Ca Mâu Ni Phật. Biết Phật giữ tâm như thế nào, sinh hoạt như thế nào, làm sao đãi người tiếp vật, mới có thể học Phật.
3. Làm sao có cuộc sống tự tại tùy duyên?
Khi tôi học Phật, Đại sư Chương Gia nói với tôi: “Thật sự phát tâm học Phật, hoằng pháp lợi sanh, cả đời của con tự nhiên có Phật Bồ Tát chiếu cố, cái gì cũng không cần bận tâm.” Câu nói này rất có lý, ý nghĩ gì cũng không có thì tâm địa thanh tịnh rồi, tâm địa thanh tịnh thì phóng quang minh.
4. Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng
Đại sư Chương Gia nói với tôi: “Phật thị môn trung, hữu cầu tất ứng”. Ngài nói, có rất nhiều người cầu rồi nhưng không có cảm ứng, không phải không cảm ứng, mà là họ cầu không như pháp, cầu như lý như pháp, nhất định có cảm ứng.
5. Sám hối như thế nào?
Đại sư Chương Gia dạy tôi pháp môn sám hối. Cái gì gọi là “sám hối”? Có thể phát hiện tật xấu, lỗi lầm của bản thân, trong Phật pháp gọi đây là khai ngộ, sau khi ngộ thì sửa đổi lại tập khí, tật xấu, đây gọi là tu hành.
6. Phật giáo trọng thực chất, không trọng hình thức
Khi tôi mới bắt đầu học Phật, Đại sư Chương Gia dạy tôi “Phật giáo trọng thực chất, không trọng hình thức”. Thực chất là gì? Làm được. Nếu như chúng ta chỉ quy y trên hình thức nhưng không làm được, Phật tuyệt đối không thừa nhận quý vị là đệ tử của Phật, thần hộ pháp cũng tuyệt đối không ủng hộ quý vị, bởi vì quý vị không phải là đệ tử Phật, quý vị không phải là người thiện thật sự.
7. Ý nghĩa chân thật của Án, A, Hồng
Pháp sư Tịnh Không từng thỉnh cầu bút tích thư pháp của Đại sư Chương Gia, Ngài dùng Tạng văn viết 3 chữ “Án, A,
Hồng”. Đại sư giải thích “Án” là thân, bao gồm pháp thân, báo thân, ứng hóa thân; “A” là khẩu; “Hồng” là ý, chúng ta khởi tâm động niệm, ngôn ngữ tạo tác, phải giữ gìn thanh tịnh như hoa sen, trong bùn nhưng không bị nhiễm.
8. Làm sao làm được hòa thuận với nhau?
Đại sư Chương Gia và người đứng đầu của Hồi giáo, quan hệ vô cùng mật thiết, vô cùng thân thiện, hai bên tôn trọng lẫn nhau, giúp đỡ lẫn nhau, tôi theo Ngài ba năm, đây là tôi tận mắt nhìn thấy. Đây là nguyên nhân gì vậy? Là giáo dục. Có thể chung sống hòa thuận với chủng tộc khác nhau, văn hóa khác nhau, tôn giáo khác nhau, không phải sức mạnh của chính trị, cũng không phải sức mạnh của quân sự, khoa học kỹ thuật và kinh tế đều không làm được, chỉ có giáo dục.
- Category
- Giảng Pháp
Comments