Từ Thị bạch rằng, tại sao cõi này, một loại chúng sinh, tuy cũng tu thiện, nhưng không cầu vãng sinh

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
4 Views
Từ Thị bạch rằng, tại sao cõi này, một loại chúng sinh, tuy cũng tu thiện, nhưng không cầu sinh”. Đây là chuyện thường thấy trong xã hội ngày nay, họ hành thiện, làm những việc tốt, nhưng không niệm A Di Đà Phật, không cầu sinh thế giới Cực lạc.
“Phật dạy Từ Thị, những chúng sinh này, trí tuệ còn mỏng, cho rằng phương Tây, không bằng cõi trời, cho đó không vui. Phật dạy, thiện căn những người đó trồng được, không thể lìa tướng, không cầu tuệ Phật, tham sâu vui đời, phước báo nhân gian”. Mỗi câu đều là lời thực. “Từ Thị”, là Bồ Tát Di Lặc, Bồ Tát Di Lặc đại từ đại bi thay chúng ta thỉnh pháp, nhắc nhở chúng ta, giúp đỡ chúng ta giải quyết vấn đề.
“Lấy vô duyên đại từ”, đồng thể đại bi, “Thương xót một loại chúng sinh trong đời mạt”. Thời kì mạt pháp loại này không ít, rất nhiều, vô cùng nhiều. Những người này cũng biết bỏ ác làm làm lành, nhưng họ không cầu sinh thế giới Cực lạc phương Tây, nguyên nhân ở đây là gì? Bồ Tát Di Lặc thay chúng ta hướng Phật thỉnh giáo.
Tiếp theo Phật dạy chúng ta: “Loại chúng sinh này khiếm khuyết trí tuệ”, họ có tri thức, nhưng không có trí tuệ. “Tham đắm phước trời người, nên không nguyện sinh”. Họ chưa thấy thế giới Cực lạc, nhưng đã hưởng được phước báo hiện tiền. Giáo lí Đại thừa thường nói: “Giàu sang học đạo là khó”, họ chìm đắm trong giàu sang, khởi tâm động niệm của họ làm sao phải giữ được giàu sang. Họ cũng lạy Phật, mục đích lạy Phật của họ là gì? Cầu Phật Bồ Tát gia hộ họ thăng quan phát tài, mục đích là chỗ đó, không phải vãng sinh thế giới Cực lạc. Không phải đi làm Phật, làm Bồ Tát, không phải, họ không có hứng với những thứ đó. Giúp họ sống lâu, gia hộ họ sức khoẻ, gia hộ họ con đàn cháu đống, gia hộ họ thăng quan, phát tài, họ mong những thứ đó, loại học Phật như thế chiếm bao nhiêu? Có lẽ đến 99%.
Quý vị hỏi họ, tại sao anh học Phật? Sao anh đến chùa chiền lễ bái? Đấy quả thật là trí tuệ cạn cợt, coi Phật pháp là phương pháp cầu phước báo. Trong Phật giáo có câu thế này, là thực chứ không phải giả: “Đệ tử nhà Phật có cầu tất ứng”. Nói rõ ra, cầu giàu sang được giàu sang, cầu con cái được con cái, cầu sống lâu được sống lâu, hữu cầu tất ứng, họ hiểu như thế, những thứ khác không hiểu. Những phương pháp của Phật họ không chịu tìm hiểu, có thể họ không tin.
Phật dạy cầu giàu sang như thế nào? Bố thí tài sản sẽ được giàu sang, nhưng không chịu bố thí, bố thí phải có điều kiện. Nhà Phật nói bỏ một để được tất cả, họ liền bỏ một, mong những gì? Mong ngày mai được một vạn, nếu ngày mai không được như thế, lời Phật không linh, bèn quay ra huỷ báng, không tin.
Lời của Bồ Tát Di Lặc có hai nghĩa, ở đây Niệm Lão cho chúng ta biết: “Thứ nhất, chuyên chỉ những người kể trên, nói sai cái vui ở phương Tây không bằng cõi trời”. Cho rằng thế nào? niềm vui ở phương Tây không bằng trên trời. Đọc kinh Phật, chúng ta quan sát bằng phương pháp khách quan, không bằng trên trời, trên trời thế nào? Ăn chơi khoái lạc, thế giới Cực lạc suốt ngày học hành, làm học sinh ở phương Tây. Phật A Di Đà suốt ngày giảng kinh, suốt ngày lên lớp, hình như không lúc nào ăn uống vui vẻ, không bằng. Xét về phương diện đó, thì đúng thế.
Ngày trước tôi ở Đài Loan, gặp một thầy giáo trẻ, dạy đại học, có nghe đến Phật pháp, anh ta có mong được sinh Tịnh độ chăng? Không, tại sao không? Thế giới Cực lạc phương Tây không có con gái, tôi không đi, anh thích lên trời hơn, chắc chắn sẽ đi, anh ta vẫn chưa hưởng được niềm vui đọc sách. Cổ nhân có câu “Niềm vui đọc sách, vui khôn xiết”, anh ta chưa thể hội được, anh ta chưa hưởng thụ được. Niềm vui sách vở, cái vui đó, là từ trong tự tánh tuôn chảy ra.
Câu đầu của Luận Ngữ, Khổng tử nói: “Học mà được thực hành, không vui đó sao”. Vui đó là vui thích, vui thích tuôn ra từ nội tâm, không phải từ bên ngoài vào. Cái vui của người thế gian đều được kích thích từ bên ngoài, ca hát nhảy múa, lấy đó làm vui. Niềm vui đó tôi có cách hình dung, tôi thường nói: Giống cái vui hút thuốc, chích ma tuý, phải trả giá rất đắt, không lợi cho thân tâm, phá hoại sức khoẻ.
Niềm vui đọc sách, là từ nội tâm phát ra, đó là phần dinh dưỡng, lợi ích rất lớn cho thân tâm. Cái vui đó là của người trí tuệ hưởng thụ, người không có trí tuệ, không hưởng thụ được niềm vui đó. Bởi thế những người này cho rằng phương Tây không bằng cõi trời.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment