Trung thực, nghe lời, thật làm thì sẽ thành tựu Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa, tập 287

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
112 Views
Tôi ở Đài Trung học kinh giáo với thầy Lý, phương pháp dạy học của thầy Lý chính là chuyên cầu. Quí vị chỉ có thể học một thứ, quí vị không được học hai thứ, toàn bộ tinh thần, thời gian, tinh lực đều chuyên chú vào một môn. Một môn này học xong rồi, thầy đồng ý rồi, quí vị mới có thể học môn thứ hai. Tiêu chuẩn thầy đồng ý là gì? Là quí vị lên bục giảng bài. Ví dụ tôi học Kinh A Di Đà, chuyên nghiên cứu một môn này, nghe thầy giáo giảng giải, chỉ nghe thầy giáo giảng giải, không được tham khảo chú giải của người khác, giảng không hay cũng không sao. Tôi có thể tham khảo thêm một chút, không phải là giảng càng tốt hơn sao? Không được. Đây là đạo lý gì vậy? Đây là huấn luyện hàng phục tâm kiêu ngạo của bản thân quí vị, tâm thích cao muốn xa của quí vị, bồi dưỡng đức hạnh của quí vị. Giảng tốt hay không, không sao, đức hạnh mới quan trọng! Bởi vì tâm danh lợi, thích cao muốn xa, tâm ngạo mạn sẽ hủy hoại một đời quí vị. Cho nên thầy giáo khổ nhọc dụng tâm, lúc chúng tôi là học trò trẻ tuổi không thể hội được. Còn nói gì? Nói thầy độc đoán. Không cho chúng tôi tham khảo tư liệu, sợ chúng tôi giảng hay hơn thầy, chúng tôi toàn nghĩ sai hết. Chúng tôi vĩnh viễn không theo kịp thầy. Cho nên phải trung thực. Trung thực, nghe lời, thật làm thì sẽ thành tựu. Không trung thực, không nghe lời ta còn lén đi tìm tham khảo, xem những thứ khác. Đó là bản thân tự hại bản thân.
Ngày nay xã hội này dân chủ tụ do cởi mở, không ai có thể khống chế ai, không ai có thể hạn chế được ai, hoàn toàn tự bản thân quí vị giác ngộ, bản thân quí vị không thể giữ vững cửa này, cửa trung thực này, cửa nghe lời này, cửa thật làm này, ba cửa này, ba cửa này nếu quí vị có thể giữ vững, quí vị sẽ thành tựu. Không thành tựu thì thôi, chứ thành tựu chắc chắn vượt qua cả thầy giáo. Vì sao vậy? Cổ nhân nói rất hay “xanh ra từ lam nhưng hơn hẳn lam”, đây là đạo lý chắc chắn vậy. Thầy giáo hoan hỷ, học trò vượt qua thầy là thành tựu của thầy. Thầy giáo dạy ra học trò đều không bằng thầy, thầy giáo này bản thân bản lĩnh thế nào, người ta cũng xem thường họ. Vì sao vậy? Dạy học không dụng tâm, còn dấu nghề, sợ học trò hơn mình. Học trò vượt qua thầy giáo càng nhiều, người ta tán thán thầy càng nhiều. Chắc chắn anh là một thầy giáo có đức hạnh. Có đức hạnh, có phương tiện thiện xảo, quí vị dạy giỏi! Những điều này chúng ta không thể không biết. Thầy giáo thực sự mà nói ngày xưa yêu cầu học sinh, hiện tại là hi vọng học sinh, cũng không thể nói là yêu cầu nữa. Hi vọng học sinh học thành rồi, phải lợi ích quốc gia, lợi ích dân tộc, lợi ích nhân quần. Đối với quốc gia, đối với dân tộc, đối với nhân loại làm ra những cống hiến thực sự. Ngày xưa thầy giáo yêu cầu đối với học trò, đây gọi là báo Phật ân. Cô phụ hi vọng của thầy giáo, là đại bất kính đối với thầy giáo. Thầy giáo không có mong cầu gì đối với quí vị. Chỉ hi vọng quí vị học thành rồi, tương lai là cống hiến cho quốc gia xã hội, cống hiến cho nhân loại. Đây là sư đạo!
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment