Tịnh niệm dùng tâm thanh tịnh để niệm. Không có hoài nghi, không có xen tạp. Đây là tịnh niệm.

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
11 Views
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
Tập 210
Chủ giảng: Pháp Sư
Tịnh Không.

Mười niệm này là dùng tâm thanh tịnh để niệm. Rất nhiều người từ sáng niệm đến tối, một ngày niệm mấy vạn câu. Tuy niệm Phật, họ có tạp niệm, có vọng tưởng xen lẫn vào, thì công phu không sánh bằng mười niệm. Đạo lý này chúng ta phải hiểu. Niệm Phật niệm rất nhiều, cổ nhân nói một câu rất hay: “miệng niệm Di Đà tâm tán loạn, hét rách cổ họng chỉ uổng công”, không sánh bằng mười niệm tịnh niệm tương tục. Mười niệm của họ là tịnh niệm. Tịnh là gì? là không có hoài nghi, không có xen tạp. Đây là tịnh niệm. Mười câu, từng câu từng câu tương tục không gián đoạn, tịnh niệm tương tục. Chúng ta phù hợp với khai thị của Bồ Tát Đại Thế Chí, một ngày chín lần là tốt lắm rồi, chín lần này là cố định, không thể thiếu một lần nào. Ngoài ra, quí vị có thời gian niệm, đó không phải là chính khóa, gọi là nhàn khóa, lúc rảnh rỗi quí vị có thể niệm nhiều hơn. Lúc niệm tốt nhất cũng là dùng pháp mười niệm.
Ấn Quang Đại sư trước đây dạy cho chúng ta, niệm Phật phải nhiếp tâm như thế nào? Ngài nói niệm mười câu. Nếu như mười câu, trong tâm quí vị lại phải ghi nhớ số, lúc niệm mười câu, cũng là phân tâm. Vậy Ngài dạy chúng ta gọi là “ba ba bốn”, A Di Đà Phật A Di Đà Phật A Di Đà Phật, như vậy rất dễ dàng, A Di Đà Phật A Di Đà Phật A Di Đà Phật, cuối cùng là niệm bốn câu, cách niệm như vậy. Rõ ràng, từng câu từng câu rõ ràng, lại không cần dụng tâm để nhớ. Bởi vì mười câu lúc nhớ quí vị vẫn phải dụng một chút tâm. Dụng tâm, tốt nhất không cần dụng tâm, rõ ràng. Cho nên cách niệm của chúng tôi là dùng cách dạy của Ấn Quang Đại sư, dùng phương pháp ba ba bốn, không nên dụng tâm để nhớ, cứ tự nhiên thôi. Phương pháp này rất tốt.
Ở đây ‘nãi chỉ kỳ chí hạ’, nên nói là ‘nãi chí’, nếu có thể niệm nhiều hơn, tức ích thiện nhiều hơn nữa. Niệm nhiều tốt, nhưng phải nhớ giáo huấn của Bồ Tát Đại Thế Chí, phải “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương tục”, đô nhiếp lục căn là công phu thường ngày của chúng ta. Nói cách khác, gọi là buông bỏ vạn duyên, đô nhiếp lục căn chính là buông bỏ vạn duyên, làm cho bản thân thời thời khắc khắc duy trì được tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng. Ít nhất phải duy trì điều này, mọi thời mọi lúc tâm địa đều phải thanh tịnh, đều phải bình đẳng. Dùng tâm này để niệm Phật, câu câu tương ưng với Phật. Trong Phật pháp nói một niệm tương ưng một niệm Phật chính là tịnh niệm như vậy, nó mới tương ưng. Có hoài nghi, thì không tương ưng nữa; có xen tạp, không tương ưng. Điều này vô cùng quan trọng, không hoài nghi, không xen tạp, phải có tín tâm.
Mấy ngày trước, Đại đồng có một vị cư sĩ đến nói với tôi, ông ấy mắc bệnh phát ban đỏ giống như cư sĩ Lưu Tố Vân, ông là một người niệm Phật rất kiền thánh, xem đĩa CD của Lưu Tố Vân nên ông quyết tâm không đi khám bác sĩ, không uống thuốc, phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh. Ông ấy nói với tôi, niệm được khoảng ba tháng thì tình hình rất tốt, vốn là toàn thân đều là ban đỏ, sau đó chỉ còn vài cái, vài đốm thôi, lúc này lại niệm thêm hai tháng nữa, thì không còn một đốm nào, đến bệnh viện kiểm tra, bác sĩ ở bệnh viện nói xem ra trước đây phải chăng là chẩn đoán nhầm lẫn gì? Làm sao mà trên thân thể ông mọi thứ đều rất tốt, ông không có chút bệnh nào cả? Là ví dụ thực sự. Mấy ngày trước đến thăm tôi, nói với tôi sự việc như vậy. Đây là gì? Đây gọi là tịnh niệm liên tục thực sự, thực sự tin Phật, ngay cả thân thể cũng không cần nữa, sống chết gì không quản nữa, niệm A Di Đà Phật thôi, liền có cảm ứng không thể nghĩ bàn như vậy, nó thật hữu dụng. Nếu như có hoài nghi, như vậy được sao? Niệm Phật như vậy có thể trị lành bệnh được sao? Vậy là quí vị nhanh chóng đi tìm bác sĩ trị bệnh. Vì sao vậy? Quí vị có nghi hoặc, hiệu quả sẽ không còn nữa. Không có mảy may nghi hoặc nào, liền có cảm ứng. Điều này không phải ai ai cũng có thể làm được. Chân tín thiết nguyện, nhất định có cảm ứng
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment