Thông thường, cái Tâm của quý vị luôn đặt ở bên ngoài, mỗi ngày từ sáng đến tối suy nghĩ loạn xạ..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
7 Views
Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh, tập 1554...

Thông thường, mỗi người chúng ta trong cuộc sống hằng ngày, mỗi ngày từ sáng đến tối suy nghĩ loạn xạ, tâm rong ruổi theo bên ngoài. Lễ tiết trong Phật môn dùng chắp tay, chắp tay nhằm biểu thị điều gì? Biểu thị thâu hồi cái tâm. Mạnh Tử nói “học vấn chi đạo vô tha, cầu kỳ phóng tâm nhi dĩ” (đạo học vấn không có gì khác, cốt sao thâu hồi cái tâm đã buông lung mà thôi). Đấy là “co rút”. Thông thường, cái tâm của quý vị luôn đặt ở bên ngoài, mắt chạy theo sắc, tai chạy theo tiếng, mũi chạy theo hương, lưỡi chạy theo vị, đều là chạy theo bên ngoài, đều là hiện tượng khuếch trương. Thực hiện học vấn là như thế nào? Thành đạo nghiệp bằng cách nào? Hãy thâu hồi lại! Quý vị thấy Đại Thế Chí Bồ Tát đã dạy chúng ta niệm Phật “đô nhiếp lục căn, tịnh niệm tương kế” (nhiếp trọn sáu căn, tịnh niệm tiếp nối). Quán Thế Âm Bồ Tát dạy chúng ta, “phản văn văn tự tánh, tánh thành Vô Thượng đạo” (xoay cái Nghe trở lại để nghe nơi tánh Nghe, tánh thành Vô Thượng đạo), tức là quý vị phải thâu hồi cái thấy nơi Mắt, thâu hồi Nhãn Thức, đối với tai nghe thì phải thâu hồi Nhĩ Thức, nhiếp trọn sáu căn!
Sau khi đã thâu hồi, chẳng dùng sáu thức, quý vị còn có thể thấy hay chăng? Còn có thể nghe hay chăng? Có thể chứ, thấy càng thật hơn! Khi ấy chính là gì? Thấy bằng tánh Thấy. Chư vị phải hiểu, mắt có tánh Thấy và có Nhãn Thức. Nhãn Thức là hư vọng, tánh Thấy là thật. Tánh Thấy là tự tánh, là chân tánh. Vì thế, chư Phật, Bồ Tát đều dùng căn tánh của lục căn, chẳng dùng sáu thức. Nếu chúng ta hỏi, các Ngài có sáu thức hay không? Có! Khi nào dùng chúng? Ứng theo sự cảm của hết thảy chúng sanh, khi hiện thân thuyết pháp thì dùng nó. Nếu chẳng dùng nó, sẽ chẳng có cách nào trao đổi với chúng sanh. Vì thế, Phật, Bồ Tát dùng tám thức để trao đổi với chúng sanh. Tám thức là công cụ để Phật, Bồ Tát độ chúng sanh, tám thức chẳng phải là chủ tể. Nay chúng ta điên đảo, kinh Lăng Nghiêm nói chúng ta “điên đảo, lầm loạn”. Điên đảo ở chỗ nào? Chúng ta quên khuấy chân tâm, ngỡ sáu thức là chân tâm, sáu thức nắm quyền làm chủ, hỏng ở chỗ này! Sáu thức của chư Phật, Bồ Tát giống như kẻ hầu trong nhà, chính mình làm chủ, chính mình là chủ nhân, chúng nó nghe theo sự sai khiến của chân tâm, khác biệt to lớn! Nay chúng ta biến thành gì? Bản thân chúng ta là chủ nhân, lại làm nô tỳ, nô tỳ trở thành người nắm quyền, biến thành chủ nhân trong nhà; đấy là điên đảo. Vì thế, khiến cho nhà ấy lộn xộn nháo nhào, trở thành mười pháp giới, trở thành lục đạo, trở thành tam đồ địa ngục. Chủ nhân rất đáng thương, ngay cả hỏi chuyện, chủ nhân cũng chẳng thể hỏi. Chủ và khách điên đảo mà!
Trong kinh, đức Phật nói “điên đảo, lầm loạn”, có nghĩa là gì? Điên đảo ở chỗ nào? Thấy sắc mà chẳng dùng tánh Thấy, lại dùng Nhãn Thức. Đấy là điên đảo. Nhãn Thức có phân biệt, có chấp trước; tánh Thấy chẳng có phân biệt, chẳng có chấp trước. Không chỉ là chẳng có phân biệt và chấp trước, lại còn chẳng có khởi tâm động niệm. Thức nhất định có khởi tâm động niệm! Chẳng khởi tâm, không động niệm, thức chẳng thể sanh khởi. Khởi tâm động niệm là vô minh, là bất giác. Hễ khởi tâm, hễ động niệm, tám thức sẽ theo đó mà sanh khởi toàn bộ. Cái tánh chẳng sanh diệt, tức tánh Thấy, bị quên sạch sành sanh, chẳng có ai biết, chính mình chẳng hiểu! Vì thế, kinh Lăng Nghiêm nói: Thật sự tu hành, mong thật sự thành tựu, thành Phật ngay trong một đời, quý vị phải dùng cái tâm chẳng sanh diệt làm cái gốc để tu nhân. Nhân chân thật, quả sẽ chân thật. Trong hội Lăng Nghiêm, đức Phật dạy hàng Bồ Tát “bỏ Thức dùng Căn”, bỏ sáu thức Nhãn, Nhĩ, Tỷ, Thiệt, Thân, Ý, Mạt Na lẫn A Lại Da đều bỏ, chẳng dùng chúng, mà dùng căn tánh của sáu căn. Cũng có nghĩa là dạy chúng ta “dùng tánh Thấy để thấy sắc tánh, dùng tánh Nghe để nghe thanh tánh”. Đó gọi là “minh tâm kiến tánh, kiến tánh thành Phật”, quý vị mới thấy chân tướng của vũ trụ và nhân sinh. Nếu quý vị dùng thức tâm, sẽ vĩnh viễn chẳng thấy chân tướng.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment