Thế trí thông biện là một trong tám nạn.... Nên tà kiến này thật sự làm vua các nghiệp ác.......

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
Chưa thể lìa bỏ nghiệp vương tà kiến”, tám chữ này là gốc của luân hồi lục đạo, nhân của luân hồi lục đạo, trong kinh giáo thường nói là phiền não kiến tư.
Kiến là sai lầm về kiến giải, cũng như nói ta có cách nhìn sai lệch, cho tất cả pháp trong thế gian là thật, sai lầm, không phải thật. Tư hoặc là ta nghĩ sai, tham sân si mạn nghi là ta nghĩ sai, căn bản trong tự tánh không có những thứ này, trong pháp tánh không có, trong pháp tướng cũng không, hoàn toàn là suy nghĩ sai lầm. Thân kiến, biên kiến, kiến thủ kiến, giới thủ kiến đều là thành kiến, cũng là sai. Quý vị thấy sai, không thể tìm thấy những thứ đó trong pháp tánh, pháp tướng, tất cả đều bị quý vị nhìn sai, đúng là tự làm tự chịu, không liên can đến ai cả, tại sao?
Hoàn toàn không có trong tâm tánh, pháp tướng, hư vọng hoàn toàn, nghĩa là bởi ta phân biệt chấp trước nên nó có mặt. Rời phân biệt chấp trước nó sẽ biến mất, đấy gọi là nghiệp vương tà kiến. Không buông bỏ nó, ta không có cách nào siêu việt luân hồi lục đạo.
“Vì tà kiến”, tà kiến là kiến hoặc. “Nên không sanh chánh tín”, thế nào là không sinh chánh tín? Với tất pháp tương ứng với tánh đức, đều không tin. “Nên tà kiến này thật sự làm vua các nghiệp ác”, nên gọi là “tà kiến nghiệp vương”, vấn đề này rất rắc rối! Kiến giải sai lầm, còn nguy hiểm hơn suy nghĩ sai lầm, nhưng nó dễ đoạn. Ý niệm sai lầm đó gọi là vương vấn không dứt, rất khó cắt đứt, đấy là tham sân si mạn nghi, không dễ đoạn. Thân kiến, biên kiến khá dễ đoạn.
Bởi thế đoạn được kiến hoặc sẽ chứng quả Tu đà hoàn. Tu đà hoàn, mới là chánh kiến được Phật pháp thừa nhận, họ tin kinh giáo của Phật, đấy gọi là chánh tín. Chúng ta chưa chứng đến cảnh giới đó, cái tin của ta đối với Phật giáo, không được gọi là chánh tín, tại sao? Chưa đạt đến tiêu chuẩn chánh tín. Chánh tín là không hoài nghi, trong niềm tin chúng ta ngày nay vẫn còn hoài nghi.
Trong sinh hoạt thường ngày, đối mặt với cảnh giới bên ngoài, nghi ngờ chồng chất, không biết phải đối phó thế nào. Cầu Phật Bồ Tát chỉ giáo, cầu quỉ thần chỉ giáo, những việc làm đó đều là bất tín! Nếu chánh tín, quý vị còn đi tìm những thứ bên ngoài làm gì? Không cần thiết. Người chánh tín, tâm đã định, tâm thanh tịnh có mặt, chánh tín, không một chút hoài nghi. Vì thế ngày nay chúng ta không tin chính mình, nửa tin nửa ngờ, với Phật Bồ Tát cũng nửa tin nửa ngờ, vì vậy sống rất đau khổ.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment