Thế nào gọi là Chân Tín, Tinh Tấn. Hai chữ tín nguyện này,chúng ta làm sao để nuôi dưỡng nó thật tốt

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
40 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 552
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Trong kinh nói rất rõ ràng, thứ nhất là hoài nghi trí tuệ của Phật. Trong kinh nói về trí tuệ quá lớn, không thể nghĩ bàn, thật sự có trí tuệ lớn như vậy chăng? Phải chăng là nói hơi quá? Đây là hoài nghi. Thứ hai là hoài nghi bản thân, bản thân tạo tội nghiệp quá nặng, như vậy tôi có thể vãng sanh chăng? Phật đến tiếp dẫn tôi chăng? Sanh khởi những nghi vấn này. Có nghi hoặc này, nghi hoặc này chưa đoạn, nhưng họ vẫn rất tinh tấn, rất nổ lực, vẫn niệm Phật, đây là duyên sanh vào biên địa. Những chân tướng sự thật này chúng ta không thể không biết.
Hai chữ tín nguyện này, chúng ta làm sao để nuôi dưỡng nó thật tốt? Làm sao bồi dưỡng tín tâm nguyện tâm? Đọc kinh, nghe kinh. Thượng trí và hạ ngu dễ độ, họ nghe lời, không hoài nghi, thật thà. Khó độ nhất là hạng người ở giữa, thượng không thượng, hạ không hạ. Hạng người này nhiều nhất, thượng trí ít, ít lại càng ít, hạ ngu cũng ít, cũng là ít lại càng ít. Hai hạng người này vừa tiếp xúc nhất định thành công. Nên ngày nay chúng ta quyết định không còn hoài nghi, không còn nghe ngóng hỏi han.
Khi tôi ở Đài Trung theo thầy Lý học kinh giáo, thầy Lý thường lớn tiếng nhắc nhở đại chúng: “Phải đổi tâm!”. Chữ này tôi nghe quen thuộc, ấn tượng sâu sắc, thay đổi tâm gì? Buông bỏ tâm dơ bẩn này của chúng ta, để Phật A Di Đà vào trong tâm, đây gọi là đổi tâm. Tâm tôi chính là Phật A Di Đà, Phật A Di Đà chính là tâm tôi, được chăng? Được, vì sao vậy? Vì Phật A Di Đà là duy tâm sở hiện, duy thức sở biến. Phật A Di Đà không phải người ngoài, vốn là do ta biến hiện ra. Ngày nay những thứ tạp loạn trong lòng, cũng là chính mình biến hiện ra. Tự mình biến thì thay không khó, rất dể. Không phải mình, tìm người khác, điều này khó, vô cùng khó. Như thiền sư Trung Phong nói: Tâm tôi tức Phật A Di Đà, Phật A Di Đà tức là tâm tôi. Ở đây tức là Tịnh độ, Tịnh độ tức là ở đây. Ở đây tức là Tịnh độ, ở đây sẽ không có thiên tai. Tịnh độ từ đâu mà có? Tâm tịnh tức cõi Phật tịnh, nói rõ ràng biết bao, minh bạch biết bao. Tâm không thanh tịnh, cõi nước sẽ không thanh tịnh, tâm tịnh cõi Phật mới tịnh. Còn cần hỏi gì nữa chăng? Không cần thiết.

Chư vị học Phật của chúng ta, người mang theo nghi hoặc rất nhiều, có lúc bản thân không biết. Hạng người nào không mang theo nghi hoặc? Hiện nay chúng ta ở trên địa cầu này là thời loạn, xã hội hỗn loạn, địa cầu thiên tai khác thường. Chỉ cần quý vị vẫn quan tâm những vấn đề này, vẫn nghe ngóng những vấn đề này, đều gọi là nghi hoặc. Nếu không nghi hoặc hỏi những vấn đề này làm gì? Nhất tâm niệm Phật là được rồi.
Thế nào gọi là chân tín ? Trong kinh này nói: Phát tâm bồ đề, nhất hướng chuyên niệm Phật A Di Đà. Đây gọi là tin thật, đây gọi là chánh tín, người này không có nghi hoặc. Tin tức các nơi truyền đến, chúng ta nhìn thấy, nghe thấy, tổng kết sau cùng đều là niệm Phật A Di Đà có thể hóa giải. Như vậy thì quá tốt, không cần phải tìm tòi, không cần phải nghe ngóng nữa, chúng ta nhất tâm niệm Phật không phải đã giải quyết được vấn đề rồi ư? Thật vậy, không sai chút nào, chỉ cần buông bỏ vạn duyên. Còn nghe ngóng điều này, nghe ngóng chuyện kia, là không tin tưởng, vẫn còn nghi hoặc. Chỉ sợ vãng sanh như vậy đều là biên địa, đều là nghi thành. Bởi vậy khi đã thật sự hiểu rõ ràng minh bạch sẽ buông bỏ hết tất cả. Nghe ngóng những điều này, chi bằng đọc kinh nghe ngóng thế giới Cực Lạc. Chúng ta hiểu rõ ràng minh bạch về thế giới Cực Lạc, không có chút hoài nghi, như vậy là đúng. Chúng ta tận mắt chứng kiến một số ông bà cụ, rất chân thật. Họ chỉ một câu Phật hiệu, một xâu chuỗi, từ sáng đến tối đều là A Di Đà Phật. Ngoài Phật A Di Đà ra, họ không có bất kỳ ý niệm nào nữa, niệm ba năm như vậy thật sự vãng sanh. Đứng vãng sanh, ngồi vãng sanh, không cần người trợ niệm, đến người nhà cũng không để họ biết. 40 năm trước, tôi từng gặp một người, bà cụ ở làng Tướng Quân- Đài Nam, niệm Phật ba năm đứng vậy vãng sanh, không nói với người nhà, sợ điều gì? Sợ bị phiền phức, sợ họ hỏi này hỏi nọ, như vậy làm mất thanh tịnh. Bà thật thông minh, thật sự có trí tuệ, tách rời người nhà, không để họ tiếp cận. Bà ra đi rất tiêu sái, ra đi một cách tự tại.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment