Thế giới hiện thời là thế giới Thập Ác, giết, trộm, dâm, dối, ác khẩu, nói đôi chiều, nói thêu dệt..

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
12 Views
Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa . Tập 134
Chủ giảng: Hòa Thượng Tịnh Không.

Trầm mê phiêu lưu” (chìm đắm, mê muội, phiêu giạt), mấy câu này hình dung sự trầm mê trong lục đạo, mê rất sâu, trôi giạt trong lục đạo, hình dung họ phải theo nghiệp chịu báo mà luân hồi trong lục đạo. Ý nghĩa được bao hàm trong câu này vô cùng sâu.
Con người hiện thời chẳng biết nhân quả đáng sợ, dám tạo tội nghiệp. Xã hội hiện thời loạn như thế, nguyên nhân chủ yếu nhất là sát sanh. Phàm là các chúng sanh có sanh mạng, chúng ta thường gọi là “động vật”, quý vị giết nó, nó có oán hận hay không? Nó chẳng có khả năng chống cự, bị quý vị giết, bị quý vị ăn, nó có cam tâm tình nguyện hay không? Nếu chẳng cam tâm, không tình nguyện, nó có báo thù hay không? Nhất là giết người, hiện thời mỗi ngày giết người bao nhiêu? Ví dụ rõ ràng nhất là phá thai. Phá thai là sát nhân, chẳng phải là giết ai khác, mà chính là giết con cái của chính mình. Trên thế giới mỗi ngày có bao nhiêu trường hợp phá thai? Đáng sợ quá! Mỗi năm giết bao nhiêu? Nó có duyên với quý vị, đến làm con cái của quý vị. Nếu là báo ân, quý vị giết nó đi, sẽ biến thành cừu nhân. Nó đến báo oán, quý vị giết nó, cừu hận càng sâu! Oán khí ấy kinh khủng lắm! Nó đến đòi nợ, hoặc trả nợ, nợ nần còn đang tranh chấp, nay biến thành sát nghiệp, lại biến thành nợ mạng, đáng sợ quá! Người hiểu nhân quả quyết định chẳng dám làm chuyện này, rất đáng sợ! Hiện thời, không khí ô nhiễm, mỗi ngày quý vị thấy bầu trời xám mù mịt. Đó là gì vậy? Oán khí đấy, chẳng phải là thứ gì khác! Những chuyện con người đang làm hiện thời còn thua cả súc sanh! Súc sanh như sư tử, cọp chẳng ăn con cái của chính mình, sẽ không tổn hại chúng! Con người hiện thời ngay đến súc sanh mà vẫn chẳng bằng, đáng sợ quá! Oan oan tương báo chẳng dứt, chẳng xong, phiền phức to lắm! Ăn thịt hết thảy các động vật lại chẳng cần phải nói nữa. Chẳng có động vật nào cam tâm tình nguyện đem thân thể của chính mình dâng lên cúng dường quý vị. Quý vị giết nó, muốn ăn thịt nó, nó biết, tìm mọi cách chạy trối chết, nhưng trốn chẳng thoát! Bị quý vị giết, bị quý vị ăn. Trong hết thảy ác nghiệp, sát sanh xếp hàng đầu. Trong Ngũ Giới, điều đầu tiên là chẳng sát sanh. Trong Thập Thiện, điều đầu tiên cũng là không sát sanh. Vì thế, trong giới luật Đại Thừa lẫn Tiểu Thừa, điều được khẳng định đầu tiên là không sát sanh. Đó là chư Phật Như Lai đại từ đại bi, thời thời khắc khắc nhắc nhở chúng ta, quyết định chớ nên tạo tội nghiệp ấy. Muỗi, trùng, kiến đều có sanh mạng, chớ nghĩ chúng là nhỏ nhoi, mỗi con cũng là một mạng. Kẻ thường sát sanh, điều thứ nhất, chắc chắn là thân thể chẳng tốt, nhiều bệnh, lắm tai ương, nhiều bệnh tật, đời sau là quả báo trong tam đồ, làm sao có thể trốn thoát cho được! Trong một đời này, bất cứ lúc nào đều có oán thân trái chủ theo bên thân quý vị, quý vị có dễ sống hay chăng ? Những lời này chẳng phải là nói láo nghe chơi, mà là chân tướng sự thật.
Vì lẽ đó, lão pháp sư Ấn Quang suốt đời đề xướng nhân quả là có lý. Để cứu vớt xã hội hiện thời, luân lý và đạo đức hữu dụng hay không? Nói thật ra, chẳng hữu dụng! Thứ gì hữu dụng? Giáo dục nhân quả hữu dụng, dùng giáo dục luân lý đạo đức để phụ trợ giáo dục nhân quả. Chúng ta nhất định phải biết: Người được giáo dục luân lý, đạo đức, xấu hổ vì làm ác. Cổ nhân nói: Họ cảm thấy làm chuyện bất thiện sẽ là chuyện mất mặt, chẳng muốn làm; nhưng người được giáo dục nhân quả không dám làm ác, sức mạnh ấy mới to lớn. Người được hưởng giáo dục luân lý đạo đức rất tốt đẹp, nhưng gặp phải tình cảnh “danh cao, lợi dầy” như cổ nhân đã nói, vẫn có thể bị động tâm, vẫn là biết rõ mà cố phạm, vì thấy lợi ích to tát trước mắt mà làm. Nếu hiểu nhân quả, người ấy sẽ chẳng dám làm. Vì thế, trong An Sĩ Toàn Thư có hai câu nói rất hay: “Ai nấy tin nhân quả là đạo đại trị trong thiên hạ. Ai nấy chẳng tin nhân quả là đạo khiến cho thiên hạ đại loạn”.
Category
Giảng Pháp

Post your comment

Comments

Be the first to comment