Trích đoạn : Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa
Tập 222
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Chúng ta thuộc căn tánh gì? Tuyệt đại đa số thuộc hàng trung hạ căn tánh, hàng trung hạ căn tánh đến khi nào mới có thể khai ngộ? Chúng tôi vừa mới nói, phải 10 năm trở lên, không thể ít hơn mười năm. Mười năm là hàng trung căn, 20 năm là hạ căn.
Phải có tâm nhẫn nại, ngày ngày nghe, mỗi ngày nghe, nghe bao lâu? Thời gian càng lâu càng tốt, vì sao vậy? Vì để huân tập kinh giáo, “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Không cần nghe nhiều, nghe nhiều sẽ tạp, chỉ nghe một bộ kinh. Các bậc cổ đức dạy cho chúng ta phương pháp, chúng ta đều không tin, cho nên mất nhiều lợi ích. Học quá nhiều, học nhiều thứ khiến tâm ta tạp loạn, buông bỏ kinh sách là suy đông nghĩ tây, hư hỏng là ở đây. Nếu thâm nhập một môn, ngày ngày chỉ nghĩ đến một thứ, một bộ kinh, dài ngắn cũng không sao. Ngắn một chút, như Kinh A Di Đà không dài lắm, suốt đời chỉ thọ trì Kinh A Di Đà, một ngày đọc 30 biến, 50 biến, trường thời huân tu. Hàng căn tánh bậc trung đọc mười năm sẽ khai ngộ, được niệm Phật tam muội, được khai ngộ. Hàng hạ căn huân tập 20 năm, chắc chắn khai ngộ. Khi học tập, điều kiện đầu tiên là không hoài nghi, dùng tâm chân thành cung kính để học tập. Điều kiện thứ hai là không có xen tạp, chỉ chuyên tâm vào một môn, không muốn học môn thứ hai. Như vậy là không xen tạp, là chuyên. Đây nghĩa là nhà Phật nói, nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Chuyên vào một môn chính là tu định, nhất định phải biết điều này, mục đích là gì? Mục đích ở chỗ khai ngộ. Không phải nhớ nhiều, nhớ nhiều cũng vô ích, nhất định phải khai ngộ. Khổng Tử nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi”, nhất nghĩa là gì? Nghĩa là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, là nhất dĩ quán chi. Một bộ kinh thông thì tất cả đều thông, đây là nhà Phật thường nói một kinh thông tất cả kinh thông, đây gọi là nhất dĩ quán chi.
Điều này thông thường người ta không tin, họ cảm thấy học một thứ không đủ, phải học rộng nghe nhiều, không tuân thủ giới luật. Nhất môn thâm nhập trường thời huân tu là giới luật, ta không tuân thủ muốn học rất nhiều thứ, học rất tạp, rất loạn. Thầy đối với học sinh như vậy đều rất cung kính, rất khách sáo, rất tốt. Muốn học gì, được em cứ học! Quý vị không chịu nghe lời, họ cũng không đối nghịch với quý vị, chỉ tương đối, tùy quý vị, để quý vị lãnh hội dần dần. Quý vị học khoảng 10 năm, 20 năm, phiền não vẫn không thể đoạn trừ, lúc này chắc quý vị giác ngộ được. Phiền não vẫn giống như lúc chưa học Phật, thậm chí còn nhiều hơn trước. Điều này chứng minh Phật pháp quý vị học được đều uổng phí, chỉ học được vài câu Phật pháp ngoài miệng, không hề đem đến lợi ích. Được lợi ích chính là phiền não nhẹ, trí tuệ tăng trưởng, đây là được lợi ích. Phiền não mỗi ngày một ít, mỗi năm mỗi ít đi, tâm quý vị mỗi năm mỗi thanh tịnh hơn, mỗi năm mỗi bình đẳng hơn. Như vậy là công phu thành tựu, người này gọi là học Phật chơn chánh. Người học Phật như thế rất ít, đúng là rất ít thấy.
Trước đây lúc tôi còn trẻ, theo học kinh điển với thầy Lý. Thầy tổ chức một lớp học giảng sư, chính là dạy giảng kinh. Thầy có hai lớp, một lớp dạy diễn giảng, một lớp dạy giảng kinh, Hơn 30 học sinh, được mấy người thành tựu? Đối với học sinh biết nghe lời thầy không khách sáo, có đánh có mắng, thầy cũng đánh người. Đối với học sinh không nghe lời thầy rất khách sáo, chưa từng trách cứ, thái độ rất ôn hòa. Chúng tôi tuổi trẻ không hiểu chuyện, mới hơn 20 tuổi, thấy thầy như thế liền sanh nghi hoặc, lại không dám hỏi. Nhưng lâu ngày thầy nhận ra điều đó, kêu tôi đến phòng nói đều này cho tôi nghe, thầy biết tôi có nghi hoặc. Thầy nói người không thể tiếp thu giáo huấn kinh điển, không nghe lời, không cần nỗ lực dạy họ, xem họ như thế nào? Như học sinh dự thính. Thầy dùng cách này để hình dung, xem họ như học trò dự thính, không kết oán thù với họ. Nếu mắng họ ghi hận trong lòng, nếu đánh họ sẽ báo thù, như vậy không phải rất phiền phức ư? Oan oan tương báo không bao giờ dứt. Bởi vậy đối với học trò không nghe lời, thầy rất khách sáo, rất hoan hỷ. Giờ học, hoan nghênh quý vị đến nghe, nghe nhiều hay ít không quan trọng. Người thật sự muốn học dù đánh dù mắng cũng cám ơn, người đó nhất định phải đánh, nhất định phải mắng. Họ sẽ cảm ân, vì họ muốn học, người học thành tựu quả thật không nhiều. Nếu miễn cưỡng cũng coi như có chút thành tựu, tôi thấy bất quá cũng chỉ năm sáu người mà thôi. Thầy dạy trong một phòng học, những gì mọi người đạt được là bình đẳng. Mỗi người lãnh ngộ khác nhau, đó chính là xem ta có nghe lời hay không, có giữ quy củ hay không, quả nhiên y giáo phụng hành đều có thành tựu. Do đây có thể biết thành tựu không do thầy giáo, mà ở bản thân mình. Thầy giáo giỏi, rất tốt, nếu ta không siêng năng học cũng chỉ uổng phí.
Thầy từng nói với tôi, học trò muốn tìm một thầy giáo tốt không dễ, có thể gặp mà không thể cầu. Trái lại thầy giáo muốn tìm một học trò giỏi, còn khó hơn học sinh muốn tìm thầy giáo giỏi, đến đâu để tìm.
Tập 222
Hòa thượng Tịnh Không chủ giảng.
Chúng ta thuộc căn tánh gì? Tuyệt đại đa số thuộc hàng trung hạ căn tánh, hàng trung hạ căn tánh đến khi nào mới có thể khai ngộ? Chúng tôi vừa mới nói, phải 10 năm trở lên, không thể ít hơn mười năm. Mười năm là hàng trung căn, 20 năm là hạ căn.
Phải có tâm nhẫn nại, ngày ngày nghe, mỗi ngày nghe, nghe bao lâu? Thời gian càng lâu càng tốt, vì sao vậy? Vì để huân tập kinh giáo, “nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu”. Không cần nghe nhiều, nghe nhiều sẽ tạp, chỉ nghe một bộ kinh. Các bậc cổ đức dạy cho chúng ta phương pháp, chúng ta đều không tin, cho nên mất nhiều lợi ích. Học quá nhiều, học nhiều thứ khiến tâm ta tạp loạn, buông bỏ kinh sách là suy đông nghĩ tây, hư hỏng là ở đây. Nếu thâm nhập một môn, ngày ngày chỉ nghĩ đến một thứ, một bộ kinh, dài ngắn cũng không sao. Ngắn một chút, như Kinh A Di Đà không dài lắm, suốt đời chỉ thọ trì Kinh A Di Đà, một ngày đọc 30 biến, 50 biến, trường thời huân tu. Hàng căn tánh bậc trung đọc mười năm sẽ khai ngộ, được niệm Phật tam muội, được khai ngộ. Hàng hạ căn huân tập 20 năm, chắc chắn khai ngộ. Khi học tập, điều kiện đầu tiên là không hoài nghi, dùng tâm chân thành cung kính để học tập. Điều kiện thứ hai là không có xen tạp, chỉ chuyên tâm vào một môn, không muốn học môn thứ hai. Như vậy là không xen tạp, là chuyên. Đây nghĩa là nhà Phật nói, nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ. Chuyên vào một môn chính là tu định, nhất định phải biết điều này, mục đích là gì? Mục đích ở chỗ khai ngộ. Không phải nhớ nhiều, nhớ nhiều cũng vô ích, nhất định phải khai ngộ. Khổng Tử nói: “Ngô đạo nhất dĩ quán chi”, nhất nghĩa là gì? Nghĩa là nhất môn thâm nhập, trường thời huân tu, là nhất dĩ quán chi. Một bộ kinh thông thì tất cả đều thông, đây là nhà Phật thường nói một kinh thông tất cả kinh thông, đây gọi là nhất dĩ quán chi.
Điều này thông thường người ta không tin, họ cảm thấy học một thứ không đủ, phải học rộng nghe nhiều, không tuân thủ giới luật. Nhất môn thâm nhập trường thời huân tu là giới luật, ta không tuân thủ muốn học rất nhiều thứ, học rất tạp, rất loạn. Thầy đối với học sinh như vậy đều rất cung kính, rất khách sáo, rất tốt. Muốn học gì, được em cứ học! Quý vị không chịu nghe lời, họ cũng không đối nghịch với quý vị, chỉ tương đối, tùy quý vị, để quý vị lãnh hội dần dần. Quý vị học khoảng 10 năm, 20 năm, phiền não vẫn không thể đoạn trừ, lúc này chắc quý vị giác ngộ được. Phiền não vẫn giống như lúc chưa học Phật, thậm chí còn nhiều hơn trước. Điều này chứng minh Phật pháp quý vị học được đều uổng phí, chỉ học được vài câu Phật pháp ngoài miệng, không hề đem đến lợi ích. Được lợi ích chính là phiền não nhẹ, trí tuệ tăng trưởng, đây là được lợi ích. Phiền não mỗi ngày một ít, mỗi năm mỗi ít đi, tâm quý vị mỗi năm mỗi thanh tịnh hơn, mỗi năm mỗi bình đẳng hơn. Như vậy là công phu thành tựu, người này gọi là học Phật chơn chánh. Người học Phật như thế rất ít, đúng là rất ít thấy.
Trước đây lúc tôi còn trẻ, theo học kinh điển với thầy Lý. Thầy tổ chức một lớp học giảng sư, chính là dạy giảng kinh. Thầy có hai lớp, một lớp dạy diễn giảng, một lớp dạy giảng kinh, Hơn 30 học sinh, được mấy người thành tựu? Đối với học sinh biết nghe lời thầy không khách sáo, có đánh có mắng, thầy cũng đánh người. Đối với học sinh không nghe lời thầy rất khách sáo, chưa từng trách cứ, thái độ rất ôn hòa. Chúng tôi tuổi trẻ không hiểu chuyện, mới hơn 20 tuổi, thấy thầy như thế liền sanh nghi hoặc, lại không dám hỏi. Nhưng lâu ngày thầy nhận ra điều đó, kêu tôi đến phòng nói đều này cho tôi nghe, thầy biết tôi có nghi hoặc. Thầy nói người không thể tiếp thu giáo huấn kinh điển, không nghe lời, không cần nỗ lực dạy họ, xem họ như thế nào? Như học sinh dự thính. Thầy dùng cách này để hình dung, xem họ như học trò dự thính, không kết oán thù với họ. Nếu mắng họ ghi hận trong lòng, nếu đánh họ sẽ báo thù, như vậy không phải rất phiền phức ư? Oan oan tương báo không bao giờ dứt. Bởi vậy đối với học trò không nghe lời, thầy rất khách sáo, rất hoan hỷ. Giờ học, hoan nghênh quý vị đến nghe, nghe nhiều hay ít không quan trọng. Người thật sự muốn học dù đánh dù mắng cũng cám ơn, người đó nhất định phải đánh, nhất định phải mắng. Họ sẽ cảm ân, vì họ muốn học, người học thành tựu quả thật không nhiều. Nếu miễn cưỡng cũng coi như có chút thành tựu, tôi thấy bất quá cũng chỉ năm sáu người mà thôi. Thầy dạy trong một phòng học, những gì mọi người đạt được là bình đẳng. Mỗi người lãnh ngộ khác nhau, đó chính là xem ta có nghe lời hay không, có giữ quy củ hay không, quả nhiên y giáo phụng hành đều có thành tựu. Do đây có thể biết thành tựu không do thầy giáo, mà ở bản thân mình. Thầy giáo giỏi, rất tốt, nếu ta không siêng năng học cũng chỉ uổng phí.
Thầy từng nói với tôi, học trò muốn tìm một thầy giáo tốt không dễ, có thể gặp mà không thể cầu. Trái lại thầy giáo muốn tìm một học trò giỏi, còn khó hơn học sinh muốn tìm thầy giáo giỏi, đến đâu để tìm.
- Category
- Giảng Pháp
Comments