TĐ:927-Học cách dùng tùy hỷ công đức, đối trị tật đố

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
118 Views
TĐ:927-Học cách dùng tùy hỷ công đức, đối trị tật đố
Danh sách phát:[0901~1100]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfohGn_RqLUYnDQe2hA6E4WF
Danh sách phát:[701~900]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfongExBnVdOZiXlp4wqLxKY
Danh sách phát:[501~700]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoi22RlhqWh3peARX_iQ3ME
Danh sách phát:[301~500] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD

Danh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrWiWdvFOql5MiLNDPPgimq
Danh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpjQ4ciTMj6SGbNjBxTSeoJ

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 431
Thời gian từ: 00h23:06:11 – 00h28:35:12

OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://adblockplus.org {Có thể chặn quảng cáo video - ngay cả trên Facebook và YouTube}

“Tật đố, đố kỵ tha nhân chi thạnh sự, hựu hại hiền viết tật”. Ở trước chúng ta học đến đây nhưng đoạn này chưa học xong, hôm nay chúng ta bắt đầu đọc từ đầu. Đây là hữu ý vô ý tạo tội nghiệp rất nặng. Người khác có việc tốt, một số người thấy được đều sanh tâm đố kỵ, mà không biết ý niệm đố kỵ, hành vi đố kỵ này hại người khác không lớn, người khác bị hại nhiều nhất ba phần. Tự mình bị hại là bảy phần, khiến thiện tâm của mình bị phá hoại, không còn. Công đức của mình cũng bị phá hoại, tương lai quả báo ở đâu? Quả báo ở địa ngục. Nghĩ đến khổ của địa ngục, việc này sao có thể làm. Vì sao họ làm như vậy? Đây thật sự gọi là ngu si không có trí tuệ. Người có trí tuệ, người minh bạch tuyệt đối không làm điều này. Không có trí tuệ, ngu si mê hoặc mới làm điều này.
Điều này trong kinh điển đại tiểu thừa đức Phật nói rất nhiều, từng giờ từng phút nhắc nhở chúng ta. Trong Phổ Hiền Bồ Tát thập đại nguyện vương, đặc biệt kiến lập một nguyện gọi là tùy hỷ công đức, đối trị tật đố. Người khác làm việc tốt chúng ta có thể tùy hỷ, đem công đức việc tốt của họ, biến thành công đức việc tốt của mình, đây là việc vui, sao lại không làm. Vì sao phải đố kỵ rồi phá hoại? Tội phá hoại này lớn biết bao? Việc tốt này của họ, mức độ lợi ích chúng sanh, lợi ích xã hội càng lớn thì quả báo càng nghiêm trọng. Nếu thời gian lợi ích càng dài thì thời gian chịu khổ ở địa ngục của quý vị càng dài, hoàn toàn là sự thật. Việc tốt này nếu có thể lợi ích thiên hạ quốc gia hậu thế, nếu quí vị đố kỵ chướng ngại phá hoại, đọa vào địa ngục có thể là vĩnh viễn không bao giờ ra khỏi được. Điều này không thể không biết, không thể không rõ ràng. Cho nên Đức Phật đối với điều này thường nói. Nếu quý vị hiểu người ta làm việc tốt này, chúng ta có năng lực ra tiền ra sức để giúp họ tùy hỷ công đức, thì công đức của họ bao nhiêu, phước báo chúng ta đạt được cũng lớn giống như họ vậy. Nếu chúng ta không có năng lực tùy hỷ, không có năng lực cũng không có của cải, không giúp được gì. Tôi sanh tâm hoan hỷ, tôi tán thán, phần công đức tùy hỷ đó cũng không thể nghĩ bàn. Trong Kinh Lăng Nghiêm nói công đức vẫn viên mãn. Vì sao? Vì tâm chúng ta viên mãn. Pháp Đại-thừa bàn về tâm không bàn về việc. Có khi phát tâm họ không có sức, nhưng họ phát tâm rất viên mãn. So với tùy hỷ công đức xuất tiền xuất lực, quả báo của họ còn siêu việt hơn, đây là đạo lý gì? Ví dụ vị phú ông này có của cải 100 ức, ông chỉ đem mấy vạn đến tùy hỷ, quá ít. Quý vị không có đồng nào nhưng tâm tùy hỷ đó vượt hơn họ. Vì thế phước báo người này hơn vị phú ông kia. Ngày nay chúng ta gọi họ là tài chủ, hơn phú ông kia rất nhiều. Như vậy mới nói thông suốt, mới có thể nói viên mãn được. Vì thế tùy hỷ công đức không thể nghĩ bàn. Tận tâm tận lực không nên lưu lại.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment