TĐ:665-Học Phật nhất định phải có nhận thức này

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
164 Views
TĐ:665-Học Phật nhất định phải có nhận thức này
Danh sách phát:[501~700]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoi22RlhqWh3peARX_iQ3ME
Danh sách phát:[301~500] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD

Danh sách phát~1: [Trọn bộ 02-039- 001~300]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrWiWdvFOql5MiLNDPPgimq
Danh sách phát~2: [Trọn bộ 02-039- 301~600]
https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfpjQ4ciTMj6SGbNjBxTSeoJ

Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 317
Thời gian từ: 00h49:25:03 - 00h56:20:08
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org

“Hựu đông mật”, là Mật tông của Nhật Bản. “Diệc vị A Di Đà Phật, tức thị Đại Nhật Như Lai. Nhật Hưng Giáo đại sư A Di Đà Mật Thích vân”. Đây là giải thích A Di Đà. “Nhất giả Vô Lượng Thọ, pháp thân Như Lai cư pháp giới cung. Bất sanh bất diệt, thị cố Đại Nhật Như Lai hoặc danh Vô Lượng Thọ Phật. Nhị giả Vô Lượng Quang, pháp thân Như Lai diệu quan sát trí quang. Biến chiếu vô lượng chúng sanh, vô lượng thế giới. Thường hằng thí lợi ích, cố Đại Nhật Như Lai hoặc danh Vô Lượng Quang Phật”.
Đại Nhật tức Tỳ Lô Giá Na, Đại Nhật tức A Di Đà Phật. Trong Phật giáo bất luận là tông phái nào, danh hiệu bổn tôn không tương đồng, nhưng thật ra là một. Đây là thật, hoàn toàn không phải giả. Mở rộng ra khắp thế giới, bất cứ tôn giáo nào, vị khai sáng mà họ sùng bái là một, tuyệt đối không có hai vị.
Mười năm lại đây, tôi có nhân duyên tiếp xúc với các tôn giáo trên thế giới. Tôi đem suy nghĩ của tôi nói với họ. Trên thế giới mọi người tôn sùng giáo chủ không giống nhau, nhưng chân thần chỉ có một. Thần trong mổi tôn giáo, bất đồng danh từ, bất đồng hình tượng. Nhưng đều là hoá thân của một vị chân thần. Vị chân thần này trong Phật giáo không gọi là thần. Trong Phật giáo gọi là chân như, pháp tánh. Các tôn giáo khác gọi nó là chân thần, toàn là hoá thân của chân như! Cho nên tôn giáo trên thế giới là một nhà. Chúng ta cần phải hổ tương học tập. Nếu quý vị không tin, thử nghiên cứu kinh điển của quý vị, sau đó nghiên cứu kinh điển các tôn giáo trên thế giới, quý vị sẽ phát hiện thật sự là một.
Tôi hỏi mọi người, quý vị có tin chân thần có trí tuệ viên mãn chăng? Tin. Chân thần có năng lực viên mãn chăng? Tin. Chân thần có tướng hảo viên mãn chăng? Tin. Chân thần có thể biến hoá các hình tướng khác nhau chăng? Tin. Như vậy là đúng! Chân thần trong các dân tộc khác nhau, văn hoá khác nhau, cách thức sống khác nhau. Đều biến hoá tương đồng với con người ở địa phương đó. Nếu ta tiếp xúc qua nhiều địa phương, sẽ thấy nhiều người không giống nhau, thật ra chỉ là một. Nên giáo huấn trong kinh điển, mục tiêu và phương hướng cuối cùng tuyệt đối là tương đồng.
Chỗ bất đồng là cách thức sinh hoạt, phong tục tập quán, bối cảnh văn hoá những điều này không giống nhau. Nên giống nhiều khác ít. Do đó chúng ta phải triệt để hiểu rõ chân tướng sự thật. Nhất định phải nhớ là hổ tương học tập. Hổ tương tôn kính, hổ tương yêu thương, hổ tương quan tâm lo lắng, hổ tương hợp tác. Mới thật sự thể hiện được thần thương yêu con người. Trong Phật pháp nói phạm vi rất lớn, là đại từ đại bi. Thần yêu thương chúng sanh, so với phạm vi của con người thì rộng lớn hơn rất nhiều.
Tấm lòng yêu thương của thần bao trùm khắp vũ trụ, gọi là đại từ đại bi, không có điều kiện. Vì sao? Vì vũ trụ là một thể. Là tướng phần của chân như tự tánh. Tánh tướng nhất như, tánh tướng bất nhị. Học Phật nhất định phải có nhận thức này.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment