TĐ:600-Chịu khổ thì tăng trưởng phước huệ , hay nhẫn thì hóa giải xung đột

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
129 Views
TĐ:600-Chịu khổ thì tăng trưởng phước huệ , hay nhẫn thì hóa giải xung đột
Danh sách phát:[501~700]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoi22RlhqWh3peARX_iQ3ME
Danh sách phát:[301~500] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 290
Thời gian từ: 00h01m48:16 - 00h18m16:05
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

“Thế nào gọi là Bồ Tát bất bức não nhẫn? Nếu nhân duyên sân, phiền não chưa khởi, không gọi là nhẫn. Nếu khi gặp nhân duyên sân, quyền đánh đao trượng, tay đấm chân đá, ác khẩu mắng nhiếc, trước những điều đó, tâm vẫn bất động, thì gọi là nhẫn”.
Như thế nào gọi là bất bức não nhẫn? Đầu tiên nói rõ, giả như gặp phải nhân duyên gây ra sân nhuế, gặp phải nhưng phiền não chưa khởi lên. Hành vi của sân hận, không có hành vi, có ý niệm này, không có hành vi, như vậy không gọi là nhẫn. Không phải nhẫn là gì? Thông thường người ta gọi đây là hàm dưỡng, người học Phật gọi là công phu. Đến khi nào mới thuộc về bất bức não nhẫn? Cần phải có hành động.
Bên dưới nói: “Nếu khi gặp nhân duyên khởi sân nhuế”, thật sự có hành động. “Quyền đánh đao trượng”, đánh nhau. “Tay đấm chân đá”, đánh ta nằm dài trên đất. Quyền đánh chân đá, ác khẩu mắng nhiếc. Trong tình huống này, không hề động tâm, đây gọi là nhẫn. Lúc này cần phải nhẫn, vì sao vậy? Vì nếu không nhẫn được, lập tức khởi xung đột, song phương đều bị tổn thương rất lớn.
Hóa giải xung đột quả thật là phương pháp hay nhất, chính là nhẫn nhục. Nhẫn được, vấn đề lập tức hóa giải. Chúng ta gặp tình huống này phải làm sao? Chưa từng trải qua, không học được nhẫn nhục ba la mật.
Về phương diện này, khi tôi chưa học Phật, sau khi kháng chiến thắng lợi, tôi đi học tại Nam kinh. Cùng cấp với chúng tôi có ba lớp, ba lớp A B C. Lúc đó tôi học năm thứ ba cấp hai, cùng khối khác lớp. Tôi học lớp A, người bạn tôi học lớp B. Chúng tôi cũng rất hợp, thường chơi với nhau. Nhưng tuổi trẻ, tôi rất thích trêu đùa bạn bè. Trong trường cử hành cuộc thi vẽ tranh, đề mục là vẽ phong cảnh trường học, đến trường vẽ khung cảnh của trường mình, nhà trường tổ chức hoạt động này. Tác phẩm của tôi, vẽ bức tranh này, đứng thứ ba trong cuộc thi toàn trường, có rất nhiều bạn học đến khen ngợi. Tôi nói với các bạn học, tôi hỏi các bạn có biết vì sao tôi đứng thứ ba chăng? Nghe tôi hỏi như thế, mọi người không hiểu gì cả nói, tại bạn vẽ đẹp. Tôi nói, không phải tôi vẽ đẹp, mỗi đồng học nội dung vẽ đều là trạng thái tĩnh, đều vẽ cây cỏ hoa lá, kiến trúc trường học, đều vẽ những điều này. Tôi không phải, tôi vẽ những người bạn học của mình, bạn đó đang vẽ, tôi liền vẽ bạn đó. Tôi nói, các bạn vẽ là thực vật, trạng thái tĩnh. Tôi vẽ là động vật, tôi chế diễu bạn đó như thế. Bạn ấy nghe xong không nổi giận, cho nên chúng tôi không phát sinh xung đột. Tình huống như bạn đó không gọi là nhẫn. Người bạn học này thường khen tôi sau lưng, tôi thường đưa bạn đó vào trường hợp bối rối. Một năm, thời gian một năm tôi bị bạn này cảm động, liền xin lỗi và sám hối với bạn. Thật đáng nể! Tôi từ bản thân bạn đó, đồng nghĩa nói bạn dùng thời gian một năm, dạy tôi biết nhẫn nhục ba la mật, từ đó về sau tôi có thể nhẫn. ... Xem tiếp
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment