TĐ:533- Không Xem Truyền Hình - Mạng Internet - Báo Chí

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
181 Views
TĐ:533-không xem truyền hình-mạng internet-báo chí
Danh sách phát:[501~700]https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfoi22RlhqWh3peARX_iQ3ME
Danh sách phát:[301~500] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 263
Thời gian từ: 00h27:40:20 - 00h46:18:01
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

ChieuQuang đã đăng ký với đối tác POPS của youtube để được bảo vệ.
Đồng thời, POPS cũng sẽ chen vào một ít quảng cáo (nếu không thích,
quý đồng tu có thể bấm vào nút tắt khi quảng cáo hiện ra).
(Hay - plug-ins Adblock Plus)
Kính mong quý đồng tu hoan hỷ.
Nam Mô Tồi Tà Phụ Chánh Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-tát Ma-ha-tát.

“tập nhân đã diệt, nghĩa là tiêu diệt nhân tập đế của khổ đế”. Tứ đế: khổ tập diệt đạo, khổ là quả, tập là nhân của khổ. Tập là kết tập, thông thường chúng ta gọi là tích lũy, phàm phu tích lũy những gì? Phiền não, tập khí. Mỗi ngày, hiện nay đặc biệt rõ ràng, tiếp thu sự nhiễm ô của môi trường. Nhiễm ô của môi trường vật chất, nhiễm ô của môi trường tinh thần, khổ không sao kể xiết! Nếu diệt được nhân của tập, không còn bị nhiễm ô nữa, khiến chúng ta sống tốt trong đại thừa, được chăng? Trong hoàn cảnh hiện nay, có thể làm được chăng? Có thể, chỉ cần ta cảm thấy thích làm. Tôi không tiếp xúc với thông tin hiện nay, không xem ti vi, không nghe tin tức, cũng không dùng mạng internet. Những sách báo tạp chí người bây giờ xuất bản, tôi đều cự tuyệt hết. Chỉ tiếp thu giáo huấn của Phật Bồ Tát, tiếp thu giáo huấn thánh hiền của các chủng tộc trên thế gian này. Vấn đề này chúng ta có thể làm được, chẳng phải không làm được. Làm được thì nhân của tập đã diệt, tập nhân đã diệt rồi, quả báo tự nhiên không còn nữa.
Đây là chư vị thánh hiền, chư Phật Bồ Tát “quảng tế”, quảng tế là phổ độ chúng sanh. Tôi cũng là một trong các chúng sanh được chư Phật Bồ Tát độ, không khó, tôi nguyện tiếp thu. Không chịu tiếp thu mới khó, không muốn buông bỏ mọi nhiễm ô của thế gian này, như vậy khó mà tiếp thu được Phật pháp. Vì sao vậy? Vì những thứ đó là đến để phá hoại chánh pháp, cũng chính là phá hoại thanh tịnh bình đẳng giác của chính mình. Nó đến để phá hoại, nếu không lìa xa, nhất định ta bị ảnh hưởng.
Bên dưới nói tiếp: “xả bỏ tam đồ khổ, diệt các phiền não ám”, câu này là tiếp theo ở trên. Tiêu trừ tam độc tức là lìa ba đường ác, chưa ra khỏi luân hồi lục đạo, nhưng tuyệt đối không đọa vào ba đường ác. Câu này không thể không ghi nhớ. Tham, ý niệm của tham là nghiệp nhân hàng đầu của đường ngạ quỷ, tham tâm là đường ngạ quỷ. Tham Phật pháp cũng không được, tham Phật pháp quả báo cũng trong đường ngạ quỷ. Đức Phật dạy chúng ta đoạn tham sân si, không phải dạy đổi đối tượng tham sân si. Vốn ta tham tài sắc danh thực thùy, bây giờ buông bỏ nó, quay lại tham Phật pháp, như vậy cũng sai. Đức Phật từ bi, trong Kinh Kim Cang ngài dạy chúng ta rằng: “Pháp còn phải xả, huống gì phi pháp”. Pháp là Phật pháp, Phật pháp cũng phải xả bỏ, sao có thể tham được? Ta phải tôn trọng Phật pháp, vì nó giúp ta đoạn tham sân si, ta phải tôn trọng. Nếu khởi tham ái với nó, lại đọa vào ba đường ác. Điều này Đức Phật nói rất rõ ràng minh bạch, sai lầm là do ta, Phật Bồ Tát không sai, chư vị tổ sư cũng không sai, kinh điển cũng không sai, sai ở chỗ chúng ta không buông bỏ vạn duyên. Mặc dù đoạn rồi, cũng như cổ nhân nói cây đoạn mà rễ còn dây dưa. Hình như là đã buông bỏ, nhưng tập khí vẫn chưa quên, luôn khởi hiện hành. Đây chính là nguyên nhân người học Phật không thể ra khỏi lục đạo. ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment