Featured

TĐ:466-Dùng phương pháp gì nghiên cứu kinh giáo ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
5,194 Views
TĐ:466-Dùng phương pháp gì nghiên cứu kinh giáo ?
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list...
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 236
Thời gian từ: 01h12:26:02 - 01h18:18:10
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophap...
https://onedrive.live.com/?authkey=%2...
https://onedrive.live.com/?authkey=%2...
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

“Nhất thừa trực đạo, thống nhiếp vạn đường, cho nên gọi là yếu”. Nhất thừa là nhất Phật thừa, nhị thừa là đại thừa và tiểu thừa. Đại thừa là Bồ Tát, tiểu thừa là Thanh văn và duyên giác. Nhất thừa, nhất thừa chính là thành Phật, gọi là nhất Phật thừa. Pháp Hoa là nhất thừa, Hoa Nghiêm là nhất thừa, điều này được chư vị tổ sư đại đức thời Tùy Đường công nhận. Tất cả kinh điển Đức Phật nói trong suốt 49 năm, nhất Phật thừa trực tiếp khiến chúng ta thành tựu ngay trong đời này, chứng được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác, tức là hai bộ kinh Hoa Nghiêm và Pháp Hoa này.
Đây gọi là yếu, thống nhiếp vạn đường, là dạy chúng ta đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Trong giáo môn, như Kinh Hoa Nghiêm và Kinh Pháp Hoa là dạy ta đại khai viên giải. Đại khai viên giải và đại triệt đại ngộ là cùng một cảnh giới, nhưng phương pháp không giống nhau. Thiền hoàn toàn dùng tham cứu, còn giáo nhất định phải nhớ, trong Khởi Tín Luận nói, là Bồ Tát Mã Minh nói. Ta phải dùng thái độ như thế nào để nghiên cứu về giáo, mới có thể đại khai viên giải? Trong Khởi Tín Luận nói, lìa tướng danh tự, lìa tướng ngôn thuyết, lìa tướng tâm duyên, như vậy mới có thể đạt đến cảnh giới này. Nghe kinh không chấp trước tướng ngôn thuyết, ngôn ngữ nói sâu cạn, rộng hẹp đều không sao, ta phải nghe nghĩa lý trong ngôn ngữ, phải nghe như thế, biết nghe! Ta xem kinh điển không được chấp trước văn tự, không được chấp trước danh từ thuật ngữ, vì đây là giả không phải thật, đây là pháp duyên sinh. Phải thấy điều gì? Thấy nghĩa lý trong văn tự, nghĩa lý trong từng câu từng chữ là vô cùng vô tận. Đó là gì? Là tự tánh, từ chỗ này để kiến tánh, vấn đề là như vậy. Nghe kinh kiến tánh từ trong ngôn thuyết, đọc tụng kiến tánh từ trong văn tự, thật tuyệt vời! Cổ nhân nói biết nghe là nghe được âm thanh bên ngoài tiếng đàn. Đây là đang diễn tấu, khi đàn cầm ta phải nghe âm thanh bên ngoài tiếng đàn. Ta không được chấp trước ngôn ngữ văn tự của nó, cần phải hiểu nghĩa truyền tải của ngôn ngữ văn tự. Nếu thật sự nhìn thấy, thật sự nghe thấy tức là đã khai ngộ.
Thứ ba là phải lìa tướng tâm duyên, tướng tâm duyên tức tự mình không được nghĩ đây nghĩa là gì. Điều này rất đáng sợ, cho rằng ta đã nghe hiểu, ta nghe được nghĩa này, nghĩa kia, toàn là giả. Vì sao vậy? Vì qua vài năm sau, lại không phải ý này. Đây là nói bản thân chúng ta dùng đệ lục ý thức để lý giải những kinh văn này, hoàn toàn sai lầm, là tri kiến phàm phu không phải tri kiến Phật. Trong bài Kệ Khai Kinh nói: “Nguyện hiểu nghĩa chân thật của Như Lai”, Như Lai là gì? Như Lai là tự tánh. Khi chúng ta tưởng rằng đã hiểu, như vậy không được, đây không phải nghĩa chân thật. Quý vị nói vấn đề này khó biết bao.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment