TĐ:461-Học thuộc lòng ở tiểu học là để thành tựu giới định huệ

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
93 Views
TĐ:461-Học thuộc lòng ở tiểu học là để thành tựu giới định huệ
Danh sách phát https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrH7VywuhabTR6EbcPheheD
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ] Trích đoạn:TĐĐK ~ tập, 235
Thời gian từ: 00h39:07:16 - 00h45:51:28
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw

Do câu tổ hợp thành chính là văn, từng đoạn từng đoạn nghĩa là văn. Ta nhìn thấy trong Tứ Thư là chương cú, mỗi chương có mấy câu hoàn chỉnh. Có một số một câu hoàn chỉnh tức là một chương, có một số ba bốn câu, nhiều là mười mấy câu. Đây là loại đầu tiên trong tứ vô ngại biện.
“Giáo pháp năng thuyên gọi là pháp”, đây chính là danh, cú, văn, là hoàn toàn nói từ trên phương pháp dạy học. Thuyên nghĩa là gì? “Là đầy đủ, là thiện, cũng là lời nói”. Đối với giáo pháp không ngưng trệ, không có chướng ngại, gọi là pháp vô ngại. Khi ta dạy học, không bị chướng ngại về phương diện văn tự. Do đây có thể biết, văn tự là bài học quan trọng nhất của tiểu học. Tiểu học không cần giảng giải nghĩa lý, trước tiên là đặt nền tảng thật vững chắc. Ngày xưa dạy nhi đồng, nghĩa là dạy các em nhỏ, chú trọng vào thuộc lòng. Như vừa mới nói với quý vị, mục đích học thuộc lòng không phải ở ký ức, đó là phụ. Mục đích thật sự như Mạnh tử nói, đạo học vấn không có gì khác, chỉ là cầu yên tâm mà thôi. Yên tâm nghĩa là sao? Trong kinh điển gọi là tam muội, mục đích là đây. Từ nhỏ đã đào tạo chúng, nhân giới sanh định, do định phát tuệ. Quý vị biết đây là trí tuệ dạy học, là dụng tâm dạy học của cổ nhân, làm sao để đào tạo một người thành thánh hiền, bồi dưỡng thành Phật Bồ Tát. Người Ấn độ gọi Phật Bồ Tát, chúng ta gọi thánh hiền. Vì người người đều là thánh hiền, người người đều là Phật Bồ Tát. Nếu không đào tạo từ nhỏ, tâm các em nhỏ cũng bị tán loạn, cũng suy nghĩ lung tung. Bởi thế học thuộc lòng là một phương pháp, tác dụng phụ cũng rất hay, để chúng ghi nhớ những lời của thánh hiền, giúp chúng khai trí tuệ. Không cần giảng giải, chúng đọc nhiều trí tuệ tự nhiên khai phát. Cổ nhân từng nói, đọc sách ngàn lần, tự hiểu nghĩa của nó. Mỗi ngày chúng đều học thuộc lòng, một ngày đọc mười lần, mười ngày đọc 100 lần, trăm ngày 1000 biến. Đọc đến 1000 ngày, sao trí tuệ không khai phát được? 1000 ngày là ba năm. Điều này chứng minh, nền tảng giáo dục của cổ nhân rất hay! Chúng ta xem trong lịch sử, chế độ thi cử ngày xưa, chưa đến tuổi thành niên đã thi đậu cử nhân, thi đậu tiến sĩ, nghĩa là tham gia những cuộc thi cao cấp của quốc gia, không ít người, mười mấy tuổi. Thi đậu cử nhân là có tư cách làm huyện thị trưởng, tri huyện, tri phủ. Quý vị hỏi họ bao nhiêu tuổi? Họ chưa tròn 20 tuổi. Đường Thái Tông 16 tuổi làm tướng quân, 27 tuổi làm hoàng đế, trí tuệ của ông từ đâu mà có? Là đào tạo từ nhỏ.
Chúng ta tuyệt đối không được lơ là ba chữ giới định tuệ này, ba chữ này là báu. Vô thỉ kiếp đến nay, phàm phu tu thành Bồ Tát, tu thành Phật đều đi con đường này. Nếu hôm nay chúng ta nói, lìa xa giới định tuệ mà muốn thành tựu, không có đạo lý này.
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment