TĐ:3845-Phải dùng “Chân Tâm” đối đãi với người khác

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
57 Views
TĐ:3845-Phải dùng “Chân Tâm” đối đãi với người khác
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 135
*Thời gian từ: 01h42:28:05 – 01h48:25:04
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Nếu tôi nói Bồ Đề tâm theo tựa đề kinh này, nhất định phải phát tâm chân thành, tâm thanh tịnh, tâm bình đẳng, tâm chánh giác, tâm từ bi. Chân thành là Thể, đối với bất luận kẻ nào, đều phải dùng chân tâm để đối xử. Họ lừa gạt ta là chuyện của họ, ta phải dùng chân tâm đối với họ. Có thể cảm hóa họ thì tốt quá; chẳng thể cảm hóa họ, vẫn dùng chân tâm! Phải biết: Một đời này chẳng thể cảm hóa họ, đời sau họ sẽ bị cảm hóa. Ta quyết định chẳng vì kẻ ấy hư tình giả ý, mà ta cũng hư tình giả ý đối với kẻ đó. [Nếu hư tình giả ý] là sai mất rồi, quý vị đâu phải là người học pháp môn Tịnh Tông! Người học pháp môn Tịnh Tông tuyệt đối chẳng nói lời giả, mà dùng cái tâm chân thành để đối xử với kẻ khác. Đối xử với chính mình thì sao? Đối với chính mình thì phải thanh tịnh, quyết định chớ nên nhuốm bẩn! Nhuốm bẩn là gì? Tự tư tự lợi là nhuốm bẩn, tiếng tăm, lợi dưỡng là nhuốm bẩn, ngũ dục, lục trần là nhuốm bẩn, tham, sân, si, mạn là nhuốm bẩn. Tối thiểu phải lìa khỏi những thứ nhuốm bẩn ấy, tâm ta sẽ thanh tịnh. Tâm bình đẳng chẳng có cao thấp, đối đãi với bất luận kẻ nào cũng đều nhất loạt bình đẳng. Ta đối đãi với Phật và đối đãi với hết thảy chúng sanh như một, không hai, cùng một tâm là tâm bình đẳng. Ta đối với Phật cung kính, đối với người khác thiếu lễ kính thì sự cung kính Phật là giả trất, chẳng thật! Ta cung kính Phật, đối với muỗi, trùng, kiến chẳng cung kính thì sự cung kính đối với Phật vẫn chẳng thật, vẫn là giả trất! Cho đến đối với hoa, cỏ, cây cối, núi, sông, đại địa, đều học theo Phổ Hiền Bồ Tát lễ kính chư Phật, bình đẳng. Giác chẳng cần cầu, thật sự đạt được thanh tịnh, bình đẳng, sẽ tự nhiên giác ngộ. Phải biết thanh tịnh do Giới mà có, bình đẳng đạt được từ Định, Giác là khai trí huệ. Công phu Thiền Định sâu, tất nhiên sẽ có một ngày quý vị đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh.
Vì thế, thanh tịnh, bình đẳng, giác là Tam Học Giới Định Huệ, mà cũng là Tam Tạng. Thanh tịnh là Luật Tạng, bình đẳng là Kinh Tạng, Chánh Giác là Huệ Tạng (Luận Tạng), Giới, Định, Huệ [tương ứng với] Tam Tạng là Kinh, Luật, Luận. Nó cũng tương ứng với Tam Bảo, thanh tịnh là Tăng Bảo, bình đẳng là Pháp Bảo, Chánh Giác là Phật Bảo, Phật, Pháp, Tăng, đương nhiên đó là chủng tánh của Phật. Vì thế, chúng ta biết kinh dạy chúng ta phát Bồ Đề tâm, một mực chuyên niệm, một phương hướng, một mục tiêu, suốt một đời quyết định chẳng dao động. Phải học theo Thiện Tài đồng tử tham học năm mươi ba lần, tiếp xúc rất nhiều pháp môn, hết sức cảm tạ [các vị thiện tri thức] đã khiến cho tôi liễu giải, hiểu rõ. Đó là Huệ, là Hậu Đắc Trí, không gì chẳng biết; nhưng tâm quyết định là định, chẳng bị các pháp môn ấy quấy nhiễu, tôi vẫn thật thà niệm Phật, cầu sanh Tịnh Độ. Dẫu pháp môn thù thắng đến mấy đi nữa, tôi muốn học thì đến thế giới Cực Lạc hãy học, hiện thời chẳng học. Nhất tâm nhất ý cầu sanh Tịnh Độ, đó là đúng.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment