TĐ:3841- Làm người phải tự biết mình

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
52 Views
TĐ:3841- Làm người phải tự biết mình
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 111
*Thời gian từ: 01h36:09:28 – 01h44:35:09
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Mấy câu này có ý nghĩa rất sâu, “bất độ Văn Thù trí hải, “độ” (度) là vượt qua, cũng có nghĩa là nói: Quý vị chẳng thâm nhập trí huệ của Văn Thù Bồ Tát, khó thể nhập hạnh môn của Phổ Hiền. Phổ Hiền hạnh nương vào Văn Thù trí. Chẳng có Văn Thù trí, quý vị sẽ không thể hành Phổ Hiền hạnh được! Trong phần trước, đã nói cương lãnh của Phổ Hiền hạnh là mười đại nguyện vương, [chẳng có Văn Thù trí] sẽ chẳng thể thực hiện mười đại nguyện vương. Mười nguyện ấy, mỗi nguyện sau đều sâu hơn nguyện trước, càng về sau càng khó. Bắt đầu từ đâu? Từ “lễ kính chư Phật”, chúng ta có tâm lễ kính hay không? Nếu có Văn Thù trí, tâm ấy sẽ phát khởi. Vì sao có thể phát khởi? Quý vị liễu tri tự tâm. Văn Thù trí chẳng có gì khác, chính là quý vị nhận biết chính mình.
Người Hoa thường nói: “Nhân yếu hữu tự tri chi minh” (con người phải tự biết mình), quý vị phải nhận biết chính mình. Chính mình là gì? Trong giáo pháp Đại Thừa, đức Phật thường nói: “Bổn lai thị Phật” (vốn sẵn là Phật). Mỗi chúng sanh vốn là Phật, đó là Văn Thù trí, chân thật trí huệ, tâm cung kính mới có thể sanh khởi. Chúng ta học Phật, rất cung kính Phật, hết thảy chúng sanh đều là Phật, phải có tâm cung kính đối với họ giống như cung kính Phật, đối với người, đối với sự, đối với vật, đối với thiên địa vạn vật, thật sự sanh khởi tâm cung kính. Đối với người phải lễ kính, lễ tiết hiện thời là cúi đầu lễ, gật đầu không được, thiếu cung kính! Đúng quy củ đứng đó, gập mình chín mươi độ cúi đầu lễ, ắt phải như vậy. Vào thời cổ, hành lễ là đảnh lễ tam bái, đó là cổ lễ, nay chúng ta đối trước tượng Phật vẫn đảnh lễ tam bái, chẳng quên cổ lễ. Phật là cổ nhân, chúng ta vẫn dùng phương cách của cổ nhân để hành lễ đối với Ngài.
Đối với con người hiện đại, phải hiện đại hóa; nếu chẳng hiện đại hóa, rất nhiều người hiện thời chẳng thể tiếp nhận. Quý vị nói xem có nhiều kẻ học Phật, bảo kẻ ấy hãy học Phật, gặp mặt pháp sư phải lạy, [kẻ ấy giãy nảy]: “Thôi đi, chẳng học!” Phải thông quyền đạt biến, chẳng thể cố chấp giữ quy củ đã thành nề nếp, con người hiện thời có lễ tiết hiện thời, vậy thì sao? Thấy tượng Phật bèn khom mình cúi đầu ba lượt, đó là lễ kính nhất. Như thế thì họ sẽ đến [với Phật] rất dễ dàng, sẽ có thể tiếp dẫn rất nhiều người. Tới khi nào chính kẻ ấy bái lạy, đó là chuyện của kẻ ấy, chẳng phải là chuyện của chúng ta. Đó là đúng! Quý vị đã học thông suốt Phật pháp, học sống động, vận dụng sống động. Đặc biệt là đối với kẻ sơ học. Nếu quý vị dẫn mấy người sơ học đến nơi đây, họ thấy phải bò toài ra đất khấu đầu, họ sẽ cảm thấy khó chịu, lần sau chẳng đến nữa, quý vị đã dọa họ chạy mất rồi! Họ sẽ nói Phật giáo là mê tín, phong kiến, buộc con người quay lại thời đại cổ lỗ, làm sao họ có thể chịu được? Do vậy, chúng ta nhất định phải biết, Phật giáo hiện thời phải dùng lễ tiết hiện thời, Phật giáo tại ngoại quốc bèn dùng lễ tiết ngoại quốc, họ đều vui vẻ. Thông quyền đạt biến, chớ nên không biết điều này.
Do vậy, liễu tri tự tâm, tự tánh thanh tịnh viên minh thể. Nhất niệm đốn viên, nhất niệm là vô niệm, hữu niệm là nhị niệm. Nhất niệm là bình đẳng, nhị niệm bèn dấy động sóng gió. “Nhất niệm đốn viên”, “viên” là viên mãn, “đốn” là nhanh chóng, đúng vậy đấy, viên mãn! “Bình đẳng chánh tánh”: Mảy may sai biệt cũng chẳng có, y báo và chánh báo trang nghiêm trong mười pháp giới đều có cùng một pháp tánh, cũng là nói chúng có cùng một tự tánh. “Phàm thánh cộng hữu, nhất tế vô sai” (phàm thánh đều cùng có, cùng là một tánh chẳng sai khác), “nhất tế” là nhất tánh, nhất tâm, [“nhất tế vô sai”] là chẳng sai biệt mảy may nào. Không chỉ là phàm lẫn thánh đều cùng có, mà y báo và chánh báo đều cùng có. Kinh Hoa Nghiêm diễn tả “tình và vô tình cùng chung có” bằng câu: “Tình dữ vô tình đồng viên chủng trí”, “đồng” là bình đẳng, “viên” là viên mãn, “chủng trí” là Nhất Thiết Chủng Trí, đó là sự chứng đắc nơi quả địa Như Lai. Quý vị thấy vô tình cũng đều cùng viên mãn Chủng Trí.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment