TĐ:3839- Vô sanh pháp nhẫn là gì ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
54 Views
TĐ:3839- Vô sanh pháp nhẫn là gì ?
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 597
*Thời gian từ: 00h33:17:24 – 00h42:40:13
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Vô sanh pháp nhẫn là gì? “Lý, chân lý vốn không sanh không diệt, nhưng ngày nay nói không sanh, nên gọi là vô sanh- vô sanh nghĩa là bất sanh. Gọi là pháp vô sanh của Bồ Tát, nhẫn khả nhẫn lạc, bất động bất thoái, gọi là vô sanh pháp nhẫn”. Bồ Tát khế nhập cảnh giới này. Nhẫn gọi là thừa nhận, gọi là đồng ý, hoàn toàn khẳng định không hề hoài nghi, đích thực là không sanh không diệt. Bởi thế Bồ Tát không động tâm, chúng ta thường nói không khởi tâm, không động niệm, như như bất động. Bất động đương nhiên họ sẽ bất thoái, đây là cảnh giới gì? Trong giáo lý đại thừa nói là thất địa trở lên, thất địa trở lên là bát địa, đây là thiền định cao cấp, không phải thiền định thông thường.
Phật Học Đại Từ Điển có giải thích đơn giản rằng: “Vô sanh pháp nhẫn, thuật ngữ nói lược là vô sanh nhẫn. Pháp vô sanh là chân như thật tướng lý thể viễn ly sự sanh diệt”. Đây là nói đến điều gì? Phải viễn ly sanh diệt, sanh diệt là giả, có sanh có diệt. Sau khi lìa pháp sanh diệt, liền xuất hiện pháp không sanh không diệt, chính là bản thể mà triết học ngày nay nói.
Pháp sanh diệt từ đâu mà có? Là từ bất sanh bất diệt xuất hiện, bất sanh bất diệt là vĩnh hằng, điều này rất khó hiểu. Bản thể của vũ trụ vạn hữu, vạn hữu vũ trụ là pháp sanh diệt. Hiện nay giới khoa học cũng nói một câu, có từ đâu đến? Có đến từ không, trong không sanh ra có. Không nghĩa là pháp vô sanh, không có sanh diệt, sanh diệt đến từ vô sanh diệt. Vì vậy không sanh không diệt là bản thể của tất cả pháp sanh diệt.
******
Pháp bất sanh bất diệt chúng ta không nhìn thấy được, cũng không nghĩ đến được. Chúng ta có thể thấy được là hiện tượng vật chất, chúng ta có thể suy nghĩ đại khái là hiện tượng tâm lý và hiện tượng tự nhiên. Bất sanh bất diệt cả ba loại hiện tượng này đều không phải, nhưng nó có thể sanh ra ba loại hiện tượng này, năng sanh năng hiện. Mà ý niệm chúng ta chính là tâm tưởng, tư tưởng, có thể khiến những hiện tượng này sanh ra biến hóa, biến hóa không cùng tận. Đạo lý này cũng rất khó hiểu, vì sao biến hóa không cùng tận? Đạo lý này chúng ta có thể dùng ống vạn hoa để thể hiện nó. Kết cấu của ống vạn hoa vô cùng đơn giản, ba miếng thủy tinh, để vào trong đó mấy miếng giấy vụn màu sắc khác nhau, lớn nhỏ khác nhau, tùy tiện để vào mấy miếng. Nó có giới hạn, quý vị có thể đếm được, nhưng để vào trong ống vạn hoa, chỉ cần quý vị xoay ống vạn hoa, là nó biến hóa vô cùng. Nếu xuay nó suốt ngày từ sáng đến tối, mỗi lần xuay quý vị chụp lại một tấm hình. Dù xoay suốt ngày cũng không thấy được hai tấm tương đồng, xuay một năm cũng không có hai tấm như nhau.
Sự huyền bí giữa vũ trụ, hoàn toàn giống với đạo lý này. Nếu không động, không động thì nó không xoay, định vào một hiện tượng này, định vào một hiện tượng này là gì? Trong giáo lý đại thừa gọi là cõi thật báo trang nghiêm, nó định vào đây không thay đổi. Thập pháp giới thì sao? Thập pháp giới đang động, nên thập pháp giới thiên biến vạn hóa. Sự biến hóa này chỉ có Đức Phật biết, đúng là chỉ có Phật cùng Phật mới thấu tột được. Bồ Tát Đẳng Giác, trong kinh thường nói bát địa Bồ Tát trở lên đều biết, biết mơ hồ, không rõ ràng. Chỉ có Phật cùng Phật mới có thể rốt ráo, thấu tột rõ ràng, đây là tánh đức. Nên nó gọi là chân như, gọi là thật tướng, lý thể của vũ trụ vạn hữu.
“Chân trí an trú vào đây mà bất động, nên gọi là vô sanh pháp nhẫn”.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment