TĐ:3837-Pháp môn niệm Phật này, vì sao tôi niệm thế nào cũng không linh ?

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
44 Views
TĐ:3837-Pháp môn niệm Phật này, vì sao tôi niệm thế nào cũng không linh ?
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 596
*Thời gian từ: 01h20:11:15 – 01h26:44:23
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Thiền sư Trung Phong nói rất hay: Tâm tôi tức Phật A Di Đà, Phật A Di Đà tức là tâm tôi. Lời này không sai chút nào, vốn là như vậy. Chỉ là bây giờ chúng ta bỏ quên chân tâm của mình, để vào trong tâm toàn những thứ lẫn tạp. Trong tâm thường nghĩ đến, không buông bỏ được, đó là gì? Là rác rưởi, toàn là hư vọng, toàn là giả dối. Trong giả có thật, nhưng đã quên mất, chỉ coi trọng những thứ huyễn tướng không thật này. Khởi hoặc, tạo nghiệp chiêu cảm quả báo bất thiện trong lục đạo, không phải là làm những điều này ư?
Chư Phật Như Lai chứng kiến như vậy, rất cảm thán rằng: Đúng là kẻ đáng thương. Quý vị vốn là Phật, vốn là Phật A Di Đà, không khác gì Phật A Di Đà, bây giờ luân lạc thành như vậy. Là bản thân quý vị đọa lạc, không ai mê hoặc quý vị, không ai hãm hại quý vị, tự làm tự chịu. Họ vẫn không cam tâm, nói là người khác hãm hại họ, oán trời trách đất, tội càng thêm tội.
Cuối của kinh này, đem công đức danh hiệu của Phật Di Đà nói tường tận thêm một lần nữa. Chư Phật Như Lai, chư tổ sư đại đức từ bi vô tận biểu hiện ra đây
“Trì danh tức niệm Phật”, là gì? “Thỉ giác hợp bổn”, bây giờ ta bắt đầu niệm Phật hiệu này, đây là thỉ giác, ta vốn là Phật. “Thị tâm thị Phật” là bản giác, “thị tâm tác Phật”, bây giờ chúng ta niệm Phật A Di Đà nghĩa là muốn làm Phật, tức là hợp lại với bản giác. “Thỉ và bổn không hai, sanh và Phật không hai”, chúng sanh và Phật là một không phải hai. Cho nên một niệm tương ưng một niệm Phật, niệm niệm tương ưng niệm niệm Phật, chúng ta niệm Phật như thế nào? Vì sao không tương ưng? Hay nói cách khac, tục ngữ nói: Người đó niệm Phật rất linh, mỗi câu Phật hiệu đều thông với Phật Di Đà. Nhưng tôi niệm thế nào cũng không linh, niệm suốt mấy mươi năm không có chút cảm ứng nào.
Học đoạn kinh văn này rồi nên biết, khuyết điểm của chúng ta là gì? Không phải ở bên ngoài, bên ngoài không có. Là do mê hoặc, không nhận thức rõ về Phật A Di Đà, không biết danh hiệu Di Đà là tánh đức của tự tánh, là tự tánh. Không biết danh hiệu Di Đà, chứa đựng tất cả thiện pháp thế xuất thế gian, bao hàm tất cả chư Phật Nư Lai và vô lượng công đức tu chứng của Bồ Tát, không biết. Tưởng rằng nó là một pháp môn thông thường, nên tu học thời gian rất lâu dài nhưng không linh. Nghe người đó tu Thiền, học Mật, chắc là hay hơn, linh hơn pháp môn này, lập tức thay đổi, trường hợp như vậy rất nhiều! Đều là chưa hiểu rõ ràng minh bạch đối với nghĩa lý của danh hiệu, hơn nữa do tập khí phiền não của mình quá nặng, không buông được, nó khởi hiện hành bất cứ lúc nào, khởi hiện hành nghĩa là tạo nghiệp.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment