TĐ:3834- Định nghĩa về “chân & giả” trong nhà Phật

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
14 Views
TĐ:3834- Định nghĩa về “chân & giả” trong nhà Phật
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 596
*Thời gian từ: 00h19:13:22 – 00h24:09:00
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Chúng ta tiếp tục xem đoạn văn này: “Vì nhất lý của định tâm quán chân như”, danh từ chân như này nghĩa là thật tướng, tức là tự tánh, là pháp tánh, danh từ của nó rất nhiều. Đức Thế Tôn đối với một vấn đề mà dùng rất nhiều danh từ như vậy, dụng ý chủ yếu là để chúng ta đừng chấp trước vào danh từ, danh từ là giả. Trong thật tướng lý thể, danh từ đều bất khả đắc, không có danh từ. Danh từ là do con người kiến lập, nếu như chấp trước có một chân như là sai, từ đâu mà có? Thế nào gọi là chân như? Vì thuyết pháp, vì để phương tiện trong việc dạy học mà đặt ra danh từ này. Nếu cho rằng danh từ này là thật, sai lầm. Chỉ cần biết được nó là giả, đừng cho nó là thật thì không sao, nó có tác dụng là phương tiện.
Trong Kinh Văn Thù Bát Nhã nói, pháp giới nhất tướng. Nhất tướng này như trong Kinh Bát Nhã nói: Tất cả pháp vô sở hữu, tất cánh không, bất khả đắc, đây là pháp giới nhất tướng. Bất cứ một pháp nào, tư tưởng, ý niệm của chúng ta, cho đến những hiện tượng vật chất trên thân thể này của chúng ta đều là vô sở hữu. Hiện tượng này không có, đích thực là không có. Bây giờ chúng ta cho rằng có là sao? Đây là huyễn tướng, là huyễn tướng của 1/1600 triệu giây, huyễn tướng tích lũy, mỗi một cái đều bất khả đắc. Tích lũy vào một nơi là gì? Chúng ta nhìn hoa mắt, nhìn sai. Tai cũng nghe sai, tất cả đều sai, giả cho là thật. Thế nào là thật? Như như bất động là thật. Phật giáo nói định nghĩa của thật và giả: Phàm những gì động là giả, sẽ thay đổi! Quý vị xem một giây biến hóa 1600 triệu lần, biến hóa nhanh như vậy sao nó là thật được? Chỉ có tự tánh không thay đổi, vĩnh hằng bất biến. Nếu trong biến hóa thấy được sự bất biến, đây gọi là khai ngộ, là đại triệt đại ngộ, minh tâm kiến tánh. Thấy được bất biến nghĩa là kiến tánh, kiến tánh tức tất cả pháp đều bình đẳng, vì sao vậy? Cùng một tánh, tướng hoàn toàn sai biệt, nhưng cùng một tánh. Tánh chính là không, không có gì cả, đó là tự tánh.
Không có gì cả, không thể nói nó không có, vì sao vậy? Vì nó sẽ biến, nó biến không thể nói là có, vì sao vậy? Vì nó không tồn tại, nó biến liền không còn, là quá khứ, không còn nữa, không còn quay lại nữa, đây là chân tướng.
Cho nên “pháp giới nhất tướng, hệ duyên pháp giới, gọi là nhất hành tam muội.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment