TĐ:3806- Ý nghĩa của trì chú

Thanks! Share it with your friends!

You disliked this video. Thanks for the feedback!

Added by admin
17 Views
TĐ:3806- Ý nghĩa của trì chú
Danh sách phát:[3601~3800] https://www.youtube.com/playlist?list=PLtgPvPfGoKfrs8bMpBoDo8B7EE-Ow92DV
Chủ giảng: Lão Pháp Sư Tịnh Không
Tịnh Độ Đại Kinh Giải Diễn Nghĩa:
[Tinh Hoa Khai Thị 菁華開示 ]
*Trích đoạn : Tịnh Độ Đại Kinh, giải diễn nghĩa : tập, 568
*Thời gian từ: 00h42:03:23 - 00h50:16:02
OneDrive-Download (Audio) (pháp âm)
Text (văn bản,tài liệu) Video (Phim)
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21307&cid=1611C15B57B62EB0
https://onedrive.live.com/?authkey=%21ACHk9Nt5tgeLY5k&id=1611C15B57B62EB0%21306&cid=1611C15B57B62EB0
Nguồn Hoa Ngữ: http://www.amtb.tw
Download Video‎‎‎‎‎‎(Phim)‎‎‎‎‎‎ Hoạt Hình 3D ‎‎‎‎‎‎‎[Thiên Đình Tiểu Tử 01~13 (14~26 tập còn tiếp)- Phụ đề Việt ngữ]‎‎‎‎‎‎‎.mp4
https://sites.google.com/a/tinhdophapam.org/www-tinhdophapam-org
http://www.niemphat.net/Luan/tinhdodaikinh/tinhdodaikinh.htm
Bài giảng:
Tôi theo học với đại sư Chương Gia ba năm, đại sư không dạy tôi niệm Phật A Di Đà, không dạy tôi tu Tịnh độ, ngài dạy tôi niệm sáu chữ đại minh chú. Đây là phương pháp tu hành của Bồ Tát Quán Thế Âm, nên Tạng giáo của Tây tạng lạy Bồ Tát Quán Thế Âm, vô cùng hưng thịnh. Đại sư dạy tôi thường niệm sáu chữ đại minh chú, tôi thỉnh giáo đại sư, chú này nghĩa là gì? Ngài giảng cho tôi nghe.
Học chú, đây là điều tất yếu, vì sao vậy? Vì thần chú là chú trọng tam mật tương ưng. Chú ngữ là mật ngữ, tam mật này là thân khẩu ý. Miệng niệm chú, tâm phải quán tưởng, tay phải bắt ấn, tay là thân mật. Nên không thể không hiểu ý nghĩa của thần chú. Đại sư giải thích cho tôi về câu Án Ma Ni Bát Di Hồng, hình như là đọc như vậy.
Án nghĩa là gì? Là thân thể, trong thân bao gồm thân và khẩu. Ma Ni là hoa sen, điều này trong kinh có phiên dịch, dịch là Ma Ni, Ma Ni chính là hoa sen. Bát Di là duy trì. Hồng là ý_Thân khẩu ý, thân và khẩu hợp lại một nơi. Án Ma Ni Bát Di Hồng, dịch thành tiếng Trung, là thân, hoa sen, duy trì, ý. Đây là ngữ pháp của Tạng văn, Tạng văn là từ tiếng Phạn biến đổi qua. Chúng ta nói ngữ pháp nước ngoài. Còn ngữ pháp của chúng ta là nói: “Giữ gìn thân khẩu ý giống như hoa sen vậy”, chính là ý này. Hoa sen mọc lên trong bùn mà không ô nhiễm, dùng bùn dơ tượng trưng cho pháp ô nhiễm, tất cả không thanh tịnh, là lục đạo. Về sau chúng ta biết, tượng trưng đó là lục đạo. Nước, cọng hoa sen nó phải thông qua nước, hoa nở trên mặt nước. Nước tượng trưng sự thanh tịnh, thanh tịnh là gì? Là tứ thánh pháp giới: Thanh văn, Duyên giác, Bồ Tát, Phật, cõi tịnh của Phật Thích Ca; lục đạo là cõi uế của Phật Thích Ca, là nhiễm ô. Hoa nở ở trên, nhiễm tịnh đều không nhiễm, chú ngữ này có nghĩa là như vậy: Thường thường giữ gìn thân ngữ ý giống như hoa sen, nhiễm tịnh đều không nhiễm. Ý này quá hay.
Rất nhiều người niệm từ sáng đến tối, quý vị hỏi họ có ý nghĩa gì? Không biết, không biết có được lợi ích chăng? Không thể nói không được lợi ích, rất khó, vì sao vậy? Vì họ không hiểu phải tu như thế nào. Nếu thật sự dùng câu chú ngữ này, khiến đoạn tận tất cả những tạp niệm vọng tưởng của chính mình, như vậy mới thật sự có lợi ích.
Điều này ngày nay đến khoa học cũng hiểu được, ý niệm, ý niệm phải chuyên chú. Trong kinh Đức Phật nói, đây là cương lĩnh chung: “Chế tâm nhất xứ, vô sự bất biện”. Chúng ta đặt tâm vào một chỗ, chuyên chú vào một nơi sẽ được định, sẽ khai trí tuệ. Nên không hiểu câu chú ngữ này cũng không sao, chỉ cần thật tâm niệm, đặt tâm mình vào đó, không có chút tạp niệm nào, hiệu quả giống như niệm Phật A Di Đà vậy.
Tôi niệm chú này được định, khai ngộ. Tôi lại gặp được pháp môn Tịnh độ, niệm Phật A Di Đà đến thế giới Cực Lạc có được chăng? Được. “Tam bối vãng sanh” đoạn sau cùng, chính là nói cho những người này, họ không phải tu Tịnh độ, mà tu theo các pháp đại thừa khác. Khi tu đến trình độ này, đem công đức này hồi hướng cầu sanh Tịnh độ, chắc chắn được vãng sanh. Nguyên nhân chính để vãng sanh Tịnh độ, là tâm tịnh tức cõi Phật tịnh. Họ có thể dùng phương pháp này để tu học, và niệm đạt đến tâm thanh tịnh.
Chúng ta hiểu được ý trong chú ngữ này, như vậy thì không giống nhau, chúng ta có thể quán tưởng. Niệm đến câu này liền nghĩ đến thân tâm thanh tịnh, không nhiễm chút bụi trần, quý vị sẽ nghĩ đến. Quán tưởng vô cùng quan trọng, chúng ta lạy Phật, lạy vị Phật nào phải nghĩ đến vị Phật đó. Nếu chúng ta hồi hướng cho một người, hồi hướng cho quỷ thần, hồi hướng cho ai quý vị phải nghĩ đến người đó, họ mới thật sự đạt được. Nếu quý vị chỉ hồi hướng suông mà không nghĩ đến họ không đạt được. Quán tưởng là gì? Ý niệm, ý niệm quá quan trọng. Trong tâm có quán tưởng, không có hình thức, họ đều được lợi ích.

Đọc thêm ...
Category
Hòa Thượng Tịnh Không

Post your comment

Comments

Be the first to comment